21 triệu người là nạn nhân của lao động cưỡng bức toàn cầu

ILO đánh giá, riêng khu vực châu Á- Thái Bình Dương trong số 1.000 người lao động thì có ba người bị cưỡng bức lao động. Đây là khu vực diễn ra tình trạng cưỡng bức lao động cao nhất toàn cầu (với gần 12 triệu người) và cần có các biện pháp khẩn cấp để hạn chế sự gia tăng. 

 Ngành dệt may được cảnh báo về tình trạng lao động cưỡng bức. ẢNH: P.ĐIỀN

Bà Marja Paavilainen, chuyên gia về lao động cưỡng bức ILO cho rằng, cùng với sự phát triển kinh tế và hội nhập đã phát sinh nhiều vấn đề về quan hệ lao động, trong đó có vấn đề lao động cưỡng bức.
Do vậy, vai trò của báo chí rất quan trọng trong việc phát hiện những vụ việc xâm hại đến quyền lợi của người lao động. Qua đó kiến nghị cơ quan chức năng vào cuộc hỗ trợ, giúp đỡ người lao động và giám sát quá trình áp dụng các biện pháp chế tài. 

Đối với những lao động ra ngoài nước làm việc cần được trang bị các kiến thức về những loại hình lao động cưỡng bức, khi bị xâm hại họ cần giúp đỡ gì, cơ quan nào giúp đỡ họ. 

Các chỉ số cưỡng bức lao động: thu giữ phương tiện liên lạc và giấy tờ tuỳ thân, giữ tiền lương, phụ thuộc ngôn ngữ, xâm phạm thân thể và ép buộc tình dục, ép làm quá giờ so với quy định...

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm