5 năm tới, mỗi năm miền Tây cần khoảng 500.000 lao động

Ngày 18-9, Cục Việc làm và tạp chí Lao động và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức hội nghị truyền thông về việc làm đối với cơ quan báo chí tại TP Cần Thơ.

Phó Cục trưởng Cục Việc làm Lê Quang Trung phát biểu tại hội nghị ngày 18-9. Ảnh: N.NAM

Ông Lê Quang Trung, Phó Cục trưởng Cục Việc làm, cho biết năm nay và các năm tiếp theo, Bộ LĐ-TB&XH chọn ba khâu đột phá là hoàn thiện thể chế và thực thi thể chế, phát triển thị trường việc làm và làm sao gắn kết giữa đào tạo với việc làm.

Theo ông Trung, hiện các quy định về tuyển dụng đã có nhưng phải xóa bỏ cơ chế xin-cho trong tuyển dụng. Không có chuyện đơn xin việc làm hoặc hồ sơ xin việc làm, đúng ra phải là phiếu đăng ký dự tuyển.

Theo thống kê, hiện có trên 110 quốc gia, vùng lãnh thổ có người lao động đến Việt Nam làm việc với trên 91.000 người. Trong đó, 95% được cấp giấy phép lao động, số còn lại đang làm thủ tục. Những năm gần đây, số lượng chuyên gia, nhà quản lý người nước ngoài vào Việt Nam tăng.

Các đại biểu tham gia hội nghị truyền thông về việc làm. Ảnh: N.NAM

Ông Trần Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu đào tạo kinh tế quốc tế, Giám đốc Chương trình nghiên cứu dự báo nhân lực, cho biết giai đoạn 2019-2025, nhu cầu nhân lực ở vùng ĐBSCL cần khoảng 500.000 người/năm, Tây Nguyên cần 150.000 người/năm và vùng Đông Nam bộ cần 735.000 người/năm. Riêng TP.HCM cần nhân lực 300.000 người/năm, ưu tiên những ngành có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng cao…

Cũng theo ông Tuấn, dự báo ngành nghề giai đoạn 2019-2020 đến năm 2030 thị trường lao động khu vực phía nam tiếp tục có những chuyển biến lớn, gia tăng nhiều cơ hội việc làm, trong đó có xu hướng tăng nhanh khởi nghiệp và tự tạo việc làm cho thanh niên.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm