Dịch tả châu Phi lan rộng

Từ ổ dịch đầu tiên ở Hưng Yên, phát hiện ngày 1-2, đến nay dịch bệnh nguy hiểm này đã xuất hiện ở sáu tỉnh, thành khác: Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương. Kể cả heo rừng được thương mại hóa, nuôi tập trung vốn có sức khỏe tốt cũng mắc dịch. Giải pháp chủ yếu hiện tại là tiêu hủy, với tổng số 4.231 con, 297 tấn.

Theo quy trình xử lý dịch tả châu Phi, 30 ngày sau khi tiêu hủy và áp dụng các biện pháp phòng dịch cần thiết thì cơ sở chăn nuôi mới bắt đầu được tái đàn ở quy mô nhỏ. 30 ngày tiếp theo xét nghiệm âm tính mới được coi là an toàn để chăn nuôi bình thường trở lại… Như vậy, đến thời điểm này, chưa ổ dịch nào vượt qua 30 ngày đầu tiên.

Dịch tả heo châu Phi được phát hiện vào ngày 23-2, tại hộ chăn nuôi Lê Văn Thanh ở xã Định Long (Yên Định, Thanh Hóa). Ảnh: Đặng Trung

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết có nhiều nguyên nhân khiến dịch lan nhanh, rộng. Trong đó đáng lưu tâm là việc các hộ chăn nuôi thấy bệnh này không lây sang người nên không khai báo dịch. Cũng không loại trừ khả năng heo bệnh được mổ thịt, bán ra ngoài.

Hiện tại, giá hỗ trợ hộ chăn nuôi là 38.000 đồng/kg heo hơi tiêu hủy, có nơi chỉ khoảng 27.000 đồng/kg. Tất cả đều thấp hơn nhiều giá thị trường theo con đường mổ, bán… Vì vậy, để ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch do bán chui heo bệnh, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề nghị Chính phủ tăng mức hỗ trợ giá đối với heo buộc phải tiêu hủy lên gần bằng với giá thị trường.

Cụ thể, Bộ đề nghị Chính phủ nâng mức hỗ trợ lên bằng 80% giá thị trường đối với heo con, heo thịt và tăng gấp 1,5 - 1,8 lần mức hiện hành đối với heo nái và heo đực giống buộc phải tiêu hủy.

Về quy trình thủ tục, theo Thứ trưởng Tiến, người chăn nuôi phải đăng ký và có xác nhận của chính quyền thì mới hỗ trợ là thiếu thực tế. Cả nước có hàng triệu hộ chăn nuôi, đan xen trong các khu dân cư và hầu hết không khai báo, đăng ký. Nay có dịch mà gò điều kiện như vậy càng khiến chủ hộ bán chạy heo bệnh, nghi bệnh, không báo cho chính quyền và cơ quan thú y.

Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị bỏ điều kiện này. Ngoài ra, để chủ động nguồn hỗ trợ chống dịch, đề nghị Chính phủ cho phép các địa phương lấy từ quỹ phòng, chống thiên tai. Trong quá trình triển khai phải đảm bảo tính công khai, minh bạch và kịp thời.

Bộ cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo, huy động các ngành vào ngăn, dập dịch, đặc biệt là công an, quân đội, hải quan các cấp... Cần siết chặt tình trạng buôn bán, vận chuyển lậu heo, sản phẩm heo; sẵn sàng tham gia ứng phó, hỗ trợ việc xử lý ổ dịch, tiêu hủy heo khi dịch bệnh lây lan diện rộng, tiêu hủy heo với số lượng lớn.

Cạnh đó, Chính quyền các tỉnh, thành phố khẩn trương xây dựng và ban hành kịch bản cho các tình huống dịch bệnh xuất hiện ở quy mô và phạm vi khác nhau tại địa phương để tổ chức thực hiện.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Cách người trẻ ‘sạc pin’ để xua tan căng thẳng dịp đầu năm

Cách người trẻ ‘sạc pin’ để xua tan căng thẳng dịp đầu năm

(PLO)- Những tuần làm việc đầu năm, nhiều người trẻ đối mặt với hội chứng “căng thẳng sau mùa lễ hội” bởi dư âm của kỳ nghỉ Tết và du xuân còn đọng lại, cộng với áp lực công việc, cuộc sống khiến không ít người lo lắng, căng thẳng mệt mỏi.

Ra mắt thương hiệu TACERLA COFFEE tại Trân Châu Beach & Resort

Ra mắt thương hiệu TACERLA COFFEE tại Trân Châu Beach & Resort

(PLO)- Vừa qua, Công ty Cổ phần Du Lịch Thương Mại & Xây Dựng Trân Châu (thành viên Tập đoàn KN Holdings) đã tổ chức sự kiện ra mắt thương hiệu cà phê TACERLA COFFEE và khai trương nhà rang xay cà phê tại Khu du lịch và nghỉ dưỡng Trân Châu Beach & Resort tọa lạc tại TT. Phước Hải, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

H’Hen Niê và Quang Đăng kêu gọi ngừng ăn thịt thú rừng

H’Hen Niê và Quang Đăng kêu gọi ngừng ăn thịt thú rừng

(PLO)- Chiến dịch truyền thông với thông điệp “Con người có cặp, thú rừng có đôi; Ngừng ăn thịt thú rừng, góp thiện cho đời” kêu gọi toàn dân, chính quyền địa phương và các ban ngành cùng hành động vì động vật hoang dã.