Có bất bình đẳng ở những nơi đề cao sự công bằng?

Bởi lẽ ngoài các tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức thì học viện này còn yêu cầu thí sinh nữ phải có cân nặng từ 48 đến 60 kg, cao từ 1,55 m và thí sinh nam nặng từ 48 đến 80 kg. Điều này khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên vì dường như có sự phân biệt đối xử chỉ vì hình thể thấp bé hay nặng cân.

Thực ra những yêu cầu trong tuyển sinh về sức khỏe, ngoại hình, trình độ hay phẩm chất, đạo đức trong các ngành đặc thù thực ra không mới. Vì thực chất những yêu cầu đó tác động trực tiếp lên công việc mà họ sẽ làm sau này, như diễn viên cần ngoại hình ưa nhìn, quân đội cần khỏe mạnh và cường tráng...

Và nhất là khi các trường đại học, cao đẳng được giao quyền tự chủ, tự xây dựng đề án tuyển sinh thì các trường đã có nhiều nội dung, tiêu chí, chuẩn mực... được xây dựng nhằm tạo hình ảnh riêng cho đơn vị mình.

Tuy nhiên, cần tùy công việc, ngành nghề đào tạo để đặt ra những yêu cầu nào về học thức, kỹ năng hay hình thể... vì mục đích cuối cùng vẫn là đáp ứng được công việc tốt nhất. Chưa kể là vấn đề cân nặng luôn có thể thay đổi với mỗi cá nhân theo thời gian.

Cách đây không lâu, một trường sư phạm tại TP.HCM cũng khiến dư luận tranh cãi khi đưa ra tiêu chí tuyển sinh đại học chính quy năm 2019 vào các ngành đào tạo giáo viên là nam phải cao từ 1,55 m trở lên, nữ phải cao từ 1,50 m trở lên. Tuy nhiên, sau đó trường đã nhanh chóng hủy bỏ tiêu chí này.

Dù vậy, khi đó, vị hiệu trưởng cũ (vừa nghỉ hưu) của trường đã lên tiếng xin lỗi vì để nội dung này trong đề án tuyển sinh từ năm 2007, làm ảnh hưởng không ít đến các cơ hội tiếp cận ngành sư phạm ban đầu cho thí sinh.

Ông viết: “Bình đẳng cơ hội tiếp cận là một trong những ưu tiên phát triển của thế kỷ 21. Có thể trong khi làm đề án, báo cáo Bộ GD&ĐT để thực hiện, nhà trường đã không xem xét kỹ khía cạnh bình đẳng cơ hội tiếp cận... Tôi không biết có bạn học sinh nào vì đề án không đủ cân nặng và chiều cao mà không được vào học sư phạm không. Nếu có thì cho tôi xin lỗi”.

Dù lời xin lỗi ấy có muộn màng nhưng đã phần nào nhắc nhở đến những quyết sách về sau của các trường khi tuyển sinh, để làm sao tuyển được thí sinh tốt mà vẫn đặt lợi ích, công bằng cho thí sinh lên trên hết.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm