Kế toán - Kiểm toán, nghề kể chuyện với những con số

Phân biệt chuyên ngành Kế toán và chuyên ngành Kiểm toán

Không có sự tách biệt độc lập hoàn toàn giữa hai chuyên ngành kế toán và kế toán - kiểm toán. Hai chuyên ngành này có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau, đều xuất phát từ ngành kế toán. Điểm giống của hai chuyên ngành là chương trình đào tạo tương đồng, sinh viên được đào tạo để làm việc với báo cáo tài chính của doanh nghiệp và đảm bảo chúng được trình bày hợp lý, tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán quy định.

Tuy nhiên hai ngành có một sự khác biệt tinh tế. Kế toán là một lựa chọn nghề nghiệp phổ biến cho sinh viên có tư duy phân tích và mong muốn làm việc với dữ liệu tài chính kinh doanh. Sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng phân tích chuyên sâu để báo cáo chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp. Sinh viên có thể theo đuổi các chuyên ngành hẹp của kế toán như kế toán tài chính, kế toán quản trị, kế toán chi phí hay kế toán thuế. Nghề kiểm toán ngoài đòi hỏi sinh viên phải có kiến thức sâu rộng về kế toán còn phải có kỹ năng xét đoán và điều tra. Kiểm toán viên kiểm tra báo cáo tài chính do kế toán lập và đảm bảo chúng phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp theo khuôn khổ lập báo cáo tài chính được chấp nhận.

Để có thể công tác tốt trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán, sinh viên cần học tốt các kiến thức chuyên ngành trang bị thêm cho mình một số chứng chỉ nghề nghiệp có giá trị cao như chứng chỉ CPA của Bộ Tài Chính Việt Nam, chứng chỉ ACCA của Hiệp hội kế toán công chứng Anh, chứng chỉ CPA của Úc, CMA (Chứng chỉ kế toán quản trị được cấp bởi Hiệp hội kế toán quản trị Hoa Kỳ)... Những chứng chỉ này có thể giúp kế toán – kiểm toán viên mở rộng tối đa phạm vi hoạt động của mình, nâng cao khả năng cạnh tranh nguồn nhân lực trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán của Việt Nam và hội nhập quốc tế.

Đổi mới đào tạo, đáp ứng yêu cầu hội nhập

Số liệu thống kê của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), cho biết Việt Nam mới có khoảng 1.000 hội viên ACCA, trong khi đó con số này trên toàn cầu là 170.000 hội viên. Điều đó cho thấy nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán của Việt Nam vẫn còn khiêm tốn. 

Với phương châm chú trọng thực hành cũng như khuyến khích khả năng tư duy độc lập và làm việc nhóm của sinh viên thông qua các vấn đề thực tế của doanh nghiệp, trường Đại học Hoa Sen (HSU) đã lên chương trình giảng dạy theo phương pháp Anh - Việt, Anh - Anh. Tài liệu giảng dạy sử dụng hầu hết bằng tiếng Anh, được tham khảo từ những chương trình Kế toán, Kiểm toán của các trường đại học ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, tài liệu tham khảo sử dụng 100% bằng tiếng Anh. Chương trình cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản và chuyên sâu trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và tài chính doanh nghiệp.

Một buổi học của sinh viên ngành Kế toán HSU

Năm 2020, chương trình Kế toán HSU tiếp tục được công nhận đạt chuẩn kiểm định quốc tế ACBSP (Hội đồng Kiểm định các trường và chương trình đào tạo về Kinh doanh, tại Hoa Kỳ).

Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên có nhiều kinh nghiệm giảng dạy và công tác thực tế, tốt nghiệp trong và ngoài nước, với hơn 40% giảng viên là các kiểm toán viên, kế toán trưởng, quản lý tài chính ở các doanh nghiệp.

Sinh viên ngành Kế toán HSU tham gia buổi Office Tour tại Công ty Kiểm toán Deloitte Việt Nam.

Yêu cầu tốt nghiệp của sinh viên ngành Kế toán HSU là trình độ tiếng Anh IELTS 5.0 trở lên để sinh viên có nhiều cơ hội việc làm tại các công ty liên doanh và công ty nước ngoài. Ngoài ra, đó cũng là kỹ năng cần thiết để sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể tiếp tục học và thi đạt chứng chỉ hành nghề quốc tế như Kế toán viên công chứng – ACCA, Chứng chỉ kiểm toán viên (CPA) Việt Nam và quốc tế.

Vũ Hoàng Anh, cựu sinh viên khóa KT1311, đang làm việc tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C chia sẻ: “Tại ĐH Hoa Sen, không chỉ kiến thức chuyên môn, mà kỹ năng làm việc nhóm, ngoại ngữ, thuyết trình, tư duy phản biện, kỹ năng giao tiếp cũng sẽ được trang bị một cách tối ưu cho bạn. Cùng với đó là sự hỗ trợ, định hướng và tư vấn đầy tâm huyết từ các thầy cô. Tất cả những điều này sẽ là bước đệm lớn nhất cho các bạn có thể bắt đầu sự nghiệp một cách tốt nhất, vững vàng nhất.”

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Kế toán, Kiểm toán có thể làm việc trong mọi loại hình doanh nghiệp từ khu vực tư nhân đến khu vực công, từ trong nước cho đến nước ngoài hoặc các tổ chức xã hội và các tổ chức phi chính phủ. Họ cũng có thể hành nghề độc lập hoặc là một nhà tư vấn về kế toán và thuế cho doanh nghiệp

Đặc biệt, cách mạng công nghiệp 4.0 giúp người hành nghề kế toán, kiểm toán có cơ hội tiếp cận được nhiều kiến thức mới một cách dễ dàng và không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý. Cuộc cách mạng công nghiệp này dựa trên nền tảng công nghệ số, tích hợp các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình sản xuất, quy trình kinh doanh, nghiệp vụ trong đó có quy trình xử lý, cung cấp thông tin cho bộ phận kế toán và kiểm toán. Các nhân viên kế toán, kiểm toán có năng lực chuyên môn, kỹ năng công nghệ đều có thể thực hiện công việc của mình ở đâu trên toàn thế giới, miễn đáp ứng đủ điều kiện.

Năm 2020, trường Đại học Hoa Sen chuyển đổi mã trường thành HSU. Trường tuyển sinh 3.500 chỉ tiêu cho 28 ngành đào tạo bậc đại học (các chương trình: chương trình Hoa Sen năm sao plus, chương trình năm sao và chương trình bốn sao; trong đó có 5 ngành mới tuyển sinh gồm: Hoa Kỳ học, Nhật Bản học, Quản trị sự kiện, Nghệ thuật số, Bảo hiểm) với 5 phương thức tuyển sinh dành cho học sinh tốt nghiệp THPT trong nước và ngoài nước, các trường quốc tế được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận tại Việt Nam.

Ngay từ bây giờ, thí sinh có thể nộp hồ sơ xét tuyển học bạ 5 kỳ qua bưu điện hoặc trực tiếp tại Trường Đại học Hoa Sen, địa chỉ:

·        Số 8 Nguyễn Văn Tráng, quận 1, TP HCM

·        Điện thoại: (028) 7300 7272,  Hotline: 0908 275 276

.       Email: tuyensinh@hoasen.edu.vn           Website: https://tuyensinh.hoasen.edu.vn/

 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm