Không tự chủ tài chính mà đòi tự chủ nhân sự là không ổn

Ngày 2-6, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ dẫn đầu Đoàn khảo sát của Ban chỉ đạo nhà nước xây dựng đề án đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính tổ chức hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập đã làm việc với Bộ LĐ-TB&XH.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Bộ LĐ-TB&XH. Ảnh: VIẾT LONG

Ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, cho biết hiện nay cả nước có 1.986 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 1.337 cơ sở công lập (chiếm 67%). Các trường còn có hạn chế như chậm đổi mới, còn tư duy bao cấp, ỷ lại. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân, xã hội về học nghề hạn chế, tâm lý sính bằng cấp nên không thu hút được người học.

Ngoài ra, điều kiện để thực thi chính sách còn gặp nhiều khó khăn như giao tự chủ nhưng lại ràng buộc về quản lý biên chế, cơ chế tài chính: "Đơn vị được tự chủ về tài chính nhưng chưa có các chính sách cụ thể tăng cường nguồn thu như giao quyền quản lý sử dụng tài sản; khung học phí thấp chưa tính đúng, tính đủ... nên chính sách về sử dụng nguồn kinh phí và phân phối kết quả tài chính đã được quy định nhưng không có ý nghĩa..." - ông Diệp nhấn mạnh.

Cũng tại buổi gặp, một số trường nghề kiến nghị Chính phủ xem xét và có lộ trình phù hợp buộc các trường nghề tự chủ hoàn toàn, hoặc cho tự chủ về biên chế, cơ sở hạ tầng...

Liên quan đến những vấn đề trên, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng việc đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập mục tiêu cuối cùng là nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của doanh nghiệp

Phó Thủ tướng cũng khẳng định Nhà nước luôn khuyến khích các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ, đặc biệt là tự chủ về tài chính. Bên cạnh đó Bộ phải có lộ trình tự chủ cho các trường. Tuy nhiên việc đặt ra yêu cầu 100% các trường phải tự chủ hoàn toàn là không khả thi: "Nhiều địa phương nghèo, các trường nghề ở vùng sâu, vùng xa lượng học sinh ít... thì rất khó tự chủ hoàn toàn.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm