VỤ TRƯỜNG ĐH PHAN CHÂU TRINH

Phỏng vấn đối chiếu hiệu trưởng và cổ đông “quan chức”

Bộ GD&ĐT đã thanh tra và quyết định cho Trường Phan Châu Trinh dừng tuyển sinh vì hai khuyết điểm: thi tuyển mà không xét tuyển; nội bộ mất đoàn kết, nhiều năm không họp HĐQT. Nhưng rất tiếc Thanh tra Bộ không kết luận ai tác động, quyết định việc thi tuyển? Ai mất đoàn kết với ai về chuyện gì? Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi đã phỏng vấn song song, ông Trần Văn Chính và ông Phan Ngọc Thu - Hiệu trưởng nhà trường.

. Thưa ông, duyên cớ nào mà ông tham gia đầu tư vào một ngôi trường cách hàng ngàn km?

+ Ông Trần Văn Chính: Cuối năm 2006, anh Thu đã mời tôi về cùng đóng góp. Ngày 18-8-2007, tôi vận động được bốn cổ đông là Nguyễn Gia Chiến, Trần Thị Thịnh, Trần Thu Lan và tôi với tổng số tiền là 3,9 tỉ đồng. Anh Ngọc (nhà văn Nguyên Ngọc - PV) và Thu lúc đó không phải là cổ đông và có nhiều điều tiếng không hay liên quan đến chuyện chi tiêu. Thế nhưng tôi vì “nể tình” mà đã vận động, thuyết phục các nhà đầu tư đồng ý cho họ vào HĐQT, thậm chí cho anh Ngọc làm chủ tịch mà không cần đồng vốn nào. Thậm chí lúc đó anh Ngọc vẫn chưa có bằng đại học nên không đủ điều kiện vào HĐQT. Điều này tôi thừa nhận đã làm sai quy chế của Thủ tướng.

+ Ông Phan Ngọc Thu: Trường Phan Châu Trinh được hình thành từ tâm huyết của nhà văn Nguyên Ngọc muốn xây dựng mô hình giáo dục ĐH mới, hoạt động theo hướng phi lợi nhuận, được lãnh đạo địa phương hỗ trợ cho mượn đất, các doanh nghiệp địa phương tham gia góp vốn xây dựng. Năm 2007, cơ sở nhà trường đã xây dựng xong nhưng không may bị bão lũ làm hư, chúng tôi đã mời thêm cổ đông mới, ông Chính đã góp vốn với tên con gái Trần Thị Lan (lúc đó đang học bên Mỹ). Ông Chính là tiến sĩ mà quên một điều tối thiểu là nhiều thế hệ đã qua ghế nhà trường đều học áng văn bất hủ Đất nước đứng lênĐường chúng ta đi của nhà văn Nguyên Ngọc. Chuyện đó không mấy tiến sĩ có được. Ông Nguyên Ngọc có bằng cao cấp chính trị là tương đương với cử nhân. Buổi đầu, ông Ngọc không có tiền góp vốn nhưng không có uy tín của ông, nhất định sẽ không có chuyện TP Hội An cho muợn đất xây trường.

Phỏng vấn đối chiếu hiệu trưởng và cổ đông “quan chức” ảnh 1

Một cán bộ của trường Phan Châu Trinh cung cấp chi tiết các khoản chi cho ông Chính. Ảnh: ND

Tự trả lương, góp vốn bằng tiêu cực phí

. Dư luận cho rằng ông từng nắm cương vị lãnh đạo một vụ của Bộ GD&ĐT nên để có giấy phép thành lập trường chắc không khó khăn?

+ Ông Trần Văn Chính: Từ năm 2002, tôi đã xin nghỉ vị trí vụ phó đó rồi và chuyển sang làm giám đốc trung tâm. Năm 2006, Thủ tướng có văn bản đồng ý cho phép thành lập trường và một năm sau có quyết định chính thức. Cùng thời điểm có quyết định, tôi mới bắt đầu tham gia cổ đông nên không phải chạy vạy giấy phép, hồ sơ xin thành lập trường. Vì đang làm cán bộ của nhà nước nên HĐQT trường để tôi ăn lương ở vị trí “cố vấn”. Mà nói thật, tôi có cố vấn được gì đâu vì tất cả đã chạy trơn tru hết rồi.

+ Ông Phan Ngọc Thu: Từ khi góp vốn ông Chính hành xử như chủ trường. Ông ở Hà Nội, không trực tiếp tham gia hoạt động điều hành nhưng tự đặt ra chức cố vấn HĐQT, sau đó là chức trưởng ban xây dựng cơ bản, buộc nhà trường phải trả lương tương đương với hiệu trưởng. Chính ông tự chi phí quan hệ đối ngoại rồi lập bảng kê với kế toán như chi phí bổ nhiệm hiệu trưởng, chi phí cấp chỉ tiêu, chi phí đề nghị thi tuyển. Tổng cộng chi phí đối ngoại mà ông Chính đưa ra xem như vốn góp vào trường lên đến 201 triệu đồng.

Lệnh cho thi, gút ngày thi

. Trong quyết định xử lý sai phạm của trường có lý do tự ý thi tuyển. Ông nói sao khi mình cũng có mặt trong kỳ thi tuyển đó?

+ Ông Trần Văn Chính: Tôi và các cổ đông có bay vào trong kỳ thi đó nhưng không hề biết đây là kỳ thi “chưa được phép của Bộ GD&ĐT”. Chúng tôi lại nhìn thấy có công an canh phòng cẩn thận nên càng yên tâm chuyện này.

+ Ông Phan Ngọc Thu: Chúng tôi không tự ý tổ chức tuyển sinh mà có nhiều văn bản báo cáo xin với Bộ cho thi tuyển kết hợp xét tuyển. Sau cơn lũ năm 2007, số thí sinh mất phiếu điểm hơn phân nửa, ngày 7-12-2007 chúng tôi đã có văn bản báo cáo rõ trong 1.260 hồ sơ xét tuyển chỉ có 46 thí sinh có điểm trên điểm sàn. Một phần khác, quan trọng hơn là do tác động từ ông Chính. Ông Chính đã góp vốn, cần có nguồn thu sinh lãi. Nếu không tuyển sinh trong năm 2007 thì chỉ tiêu Bộ giao cho trường sẽ bị vô hiệu, phải chờ mùa tuyển sinh mới. Ông hứa với trường sẽ xin Bộ cho thi. Chính ông gọi điện thoại từ Hà Nội, thông báo đã có quyết định cho thi và ấn định cả ngày thi là ngày thứ Bảy, Chủ nhật để ông có thể bay vô tham dự. Trong bảng kê chi phí đối ngoại của ông Chính có khoản Chi phí đề nghị thi tuyển 13 triệu đồng. Ngày 5-1-2008, ông Chính kê thanh toán và đến ngày 7-1, Bộ có công văn trả lời không cho thi.

Thao túng không xong, tố cáo

. Theo ông, mâu thuẫn chính trong HĐQT là gì? Tại sao ông lại nâng gấp đôi giá trị cổ đông lên?

+ Ông Trần Văn Chính: Đó là do một người ở vị trí chủ tịch HĐQT nhưng lại không biết gì về quy chế của Thủ tướng quy định hoạt động trong trường ngoài công lập, một ông hiệu trưởng chi tiêu rất nhiều khoản từ năm 2005 đến nay mà không hề làm rõ lý do. Chúng tôi rất bức xúc về chuyện này. Còn về việc nâng giá trị cổ đông lên hai lần đã được các cổ đông hoàn toàn nhất trí tại cuộc họp ngày 18-8-2007 vì đã chấp nhận rủi ro khi góp vốn bằng tiền mặt để xây dựng trường. Tất cả đều có văn bản và chữ ký từng người đây này.

+ Ông Phan Ngọc Thu: Về những nhận xét không đúng của ông Chính về cá nhân tôi đã được đoàn thanh tra của Bộ khẳng định trong bản kết luận thanh tra như sau:“Qua kiểm tra, chưa phát hiện ông Phan Ngọc Thu có việc làm thu chi tài chính không rõ ràng”. Việc ông Chính đòi hỏi nâng giá trị cổ đông của ông Chính và những người cùng phe ông Chính lên gấp hai lần, cũng như việc phải chi trả lương dù ông Chính không tham gia công việc

Ông TRẦN VĂN CHÍNH: HĐQT trường để tôi ăn lương ở vị trí “cố vấn”. Mà nói thật, tôi có cố vấn được gì đâu vì tất cả đã chạy trơn tru hết rồi.

Ông PHAN NGỌC THU: Tổng cộng chi phí đối ngoại mà ông Chính đưa ra xem như vốn góp vào trường lên đến 201 triệu đồng.

điều hành, chúng tôi cũng đã ép lòng chấp nhận nhưng kiểm toán nhà nước đã bác bỏ, chúng tôi phải chấp hành. Mâu thuẫn chính trong HĐQT chủ yếu là do ông Chính muốn thao túng nhà trường theo những ý riêng, lợi ích của ông. Còn ông Nguyên Ngọc muốn xây dựng một trường ĐH nghiêm chỉnh đàng hoàng. HĐQT có năm người, phe ông có đến ba, mỗi phiên họp ông khăng khăng giành làm thư ký, không chấp nhận cho ban thư ký độc lập. Do đó những cuộc họp bị đổ vỡ ngay từ đầu.

Điều đáng nói là ông Chính lại giả chữ ký con gái mình làm đơn tố cáo với Bộ về những điều mà chính ông đã làm gây hậu quả xấu cho nhà trường hoặc tác động đến nhà trường.

Rất tiếc là đoàn thanh tra trước đây đã không lắng nghe ý kiến phản ánh kèm theo các chứng cứ của trường mà cứ quy chụp chúng tôi theo nội dung tố cáo của ông Chính.

TỐ NHƯ

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm