Thành lập Trường ĐH Đại Việt Sài Gòn không vì lợi nhuận

Theo đó, Chính phủ giao Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tổ chức thẩm định đề án thành lập trường theo quy định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Quyết định chủ trương cho phép thành lập Trường ĐH Đại Việt Sài Gòn căn cứ Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg ngày 26-6-2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006-2020.

TS Lê Lâm, Chủ tịch HĐQT hệ thống giáo dục Đại Việt, chia sẻ các nhà đầu tư và HĐQT đã chuẩn bị hơn 1.000 tỉ đồng để xây dựng và phát triển Trường ĐH Đại Việt Sài Gòn tại TP.HCM.

Trường ĐH Đại Việt Sài Gòn đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao thuộc các nhóm ngành mũi nhọn của TP.HCM và khu vực lân cận.

Thành lập Trường ĐH Đại Việt Sài Gòn không vì lợi nhuận ảnh 1
Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn thu hút sự chú ý bởi cam kết với sinh viên 100% sinh viên ra trường có việc làm. 

Trước đó Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Thu đã đồng ý về mặt chủ trương thành lập Trường ĐH Đại Việt Sài Gòn trên cơ sở nâng cấp Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn.

UBND TP.HCM có ý kiến: UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương thành lập Trường ĐH Đại Việt Sài Gòn hoạt động không vì lợi nhuận trên cơ sở nâng cấp Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn để góp phần thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho TP.HCM và khu vực Đông Nam bộ trong thời gian tới.

Được biết Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn tiền thân là Trường CĐ Kinh tế-Kỹ thuật Sài Gòn. Trường thu hút sự chú ý bởi cam kết với sinh viên 100% sinh viên ra trường có việc làm.

Trường hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài chính, trong đó đào tạo cử nhân công nghệ (kỹ sư thực hành) và cử nhân kinh tế thuộc các lĩnh vực kinh tế kỹ thuật và khoa học ứng dụng. Trong chương trình đào tạo trường chú trọng đến khả năng thực hành, tiếp cận và làm chủ công nghệ mới, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của sinh viên.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm