Thay đổi môi trường làm trẻ mất phương hướng

Chị Nguyễn Thị Đỗ Quyên.
Chị Nguyễn Thị Đỗ Quyên.

Theo chị Quyên, “trở ngại của các em chính là khả năng giao tiếp với mọi người. Theo Luật về người khuyết tật đang được sửa đổi và bổ sung, cách gọi trên là vi phạm tới nhân phẩm của người khuyết tật.

Trẻ tự kỷ thường có ba mảng khó khăn chính: Giao tiếp, tương tác xã hội và hành vi mang tính rập khuôn. Do đó, khi ra ngoài xã hội trẻ gặp rất nhiều hạn chế, khó khăn hơn so với những bạn khác. Bất kỳ trẻ em nào cũng có quyền được tới trường và học tập tại cộng đồng mà mình đang sinh sống.

Các em gặp khó khăn về giao tiếp, nhưng tư duy của các em khá mạch lạc, khả năng tiếp thu các môn văn hoá, khoa học sẽ tốt nếu các em được giúp đỡ tận tình, có được một môi trường để rèn luyện. Không nên tách các em ra một môi trường riêng. Môi trường quan trọng nhất, tốt nhất cho các em chính là học cùng các bạn bình thường, có như vậy, các em sẽ học hỏi được rất nhiều về cách giao tiếp, cách ứng xử. Tất nhiên là trước khi hoà nhập với các bạn bình thường, bản thân các em phải có được một sự chuẩn bị tốt.

Trường hợp trẻ tự kỷ đang hoà nhập khá tốt ở trường cũ, nay bị chuyển trường đột ngột sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lý các em. Ngay trẻ bình thường cũng vậy, đặt vào một môi trường mới thường có tâm trạng buồn bã, khó làm quen ngay với các bạn, thầy cô.

Đối với các em tự kỷ thì càng khó khăn hơn rất nhiều. Dù chỉ một thay đổi nhỏ, cũng đã làm các em cảm thấy bất an, lo lắng, sợ sệt. Bởi đặc trưng của trẻ tự kỷ là sự định hình rất rõ về mặt thời gian, không gian, con người mà các em tiếp xúc và học tập. Khi trẻ tự kỷ xác định được đang làm gì, ở đâu, trong môi trường nào, các em sẽ cảm thấy an toàn, thoải mái.

Khi gặp môi trường mới, các em sẽ không xác định được phương hướng nên rất khó khăn trong giao tiếp. Do vậy, không nên chuyển trường cho trẻ tự kỷ, mà nên tạo cho các em một môi trường quen thuộc để các em được học, chơi và phát triển trí tuệ”.

Theo T.L – T.M ( Giadinh.net)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm