Thí sinh "thở phào" vì môn thi đầu không quá khó

Thí sinh "thở phào" vì môn thi đầu không quá khó ảnh 1
Thí sinh dự thi môn Văn. (Ảnh: Phạm Mai/Vietnam+)
Môn văn khối D không khóTại điểm thi trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền, thí sinh cũng khá hồ hởi. Là một trong những thí sinh ra sớm nhất nhưng Bùi Thị Bích (Bắc Ninh) khoe, em đã phải xin tới ba tờ giấy thi cho phần bài của mình. Theo Bích, đề Văn năm năm nay không khó, phần lớn nằm trong chương trình đã ôn tập trên lớp. Chỉ riêng câu nghị luận xã hội đòi hỏi phải suy luận một chút nhưng không quá trừu tượng nên cũng không gây quá nhiều khó khăn với thí sinh. Bích bảo, em mong phần thi của mình sẽ được khoảng 7 điểm bởi những ý chính trong nội dung tác phẩm, em đều nêu được với lời văn khá tốt. “Văn đã là thế mạnh của em rồi, em chỉ hơi lo môn toán chiều nay thôi,” Bích thật thà. Cũng như Bích, hầu hết thí sinh đều đánh giá đề Văn khối D năm nay tương đối hay và đòi hỏi kỹ năng phân tích và tổng hợp cao. Theo em Nguyễn Minh Phương (Hải Phòng), đề thi không khó nhưng để vươn đến 7, 8 điểm thì thí sinh cần thêm cả khả năng lập luận, phân tích thật tốt. Phương hơi tiếc vì câu 2 với nội dung: “Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích” em làm hơi “khô” và lòng vòng. Phương bảo, với những câu nghị luận xã hội như thế, không dễ để thí sinh trình bày thật mạch lạc những lập luận của mình mà rất dễ cuốn vào những lời văn khá vòng vèo. “Nếu nắm vững nội dung các tác phẩm thì có thể chỉ đạt 6 điểm. Còn lại là khả năng tổng hợp, phân tích từ kinh nghiệm, cái nhìn bản thân,” Phương chia sẻ. Tại điểm thi Đại học Ngoại thương, các thí sinh cũng bước ra khỏi phòng thi với tâm trạng thoải mái. Em Nguyễn Ngọc Ánh, quê Phú Thọ, nhận định đề thi môn văn khối D năm nay dễ hơn năm trước, em làm bài khá tốt. "Khối thi chính của em là khối A nhưng môn Văn em làm rất ổn. Em nghĩ các bạn học giỏi văn có thể đạt tới 9 điểm," Ánh vui vẻ cho biết. Theo Ánh, câu nghị luận năm nay rơi chủ đề câu nghị luận năm nay không quá khó với thí sinh. Câu nhiều điểm nhất liên quan tới tác phẩm "Hai đứa trẻ" của nhà văn Thạch Lam cũng dễ phân tích. Tuy nhiên, cũng có thí sinh tỏ ra chán nản vì bài làm không như mong đợi. Mặc dù mới hết 2/3 thời gian nhưng rất nhiều thí sinh của Đại học Ngoại thương đã ra khỏi phòng thi, nét mặt khá căng thẳng. Thí sinh tên Đức cho biết, đề thi rất khó, em đã cố gắng viết nhưng cũng chỉ được hơn một tờ giấy thi. Thí sinh đi tiếp ngay sau Đức mặt cũng buồn rười rượi. Em này cho hay em bị "tủ đè", đành bỏ hẳn một câu trong đề văn không viết được chữ nào. Theo bà Lê Thị Thu Thủy, Trưởng ban Quản lý đào tạo của Đại học Ngoại thương, đối với môn văn, những thí sinh chỉ 2/3 thời gian đã ra thì hầu hết đều làm bài không tốt. Đề văn khối C vừa sức thí sinhHầu hết tại các hội đồng thi, thí sinh đều cười tươi cho biết làm tốt môn văn sáng nay. “Em ôn không trúng tủ nhưng đề hay và vừa sức,” Nguyễn Thị Vân Anh, thí sinh của Trường trung học phổ thông Hậu Lộc 2 (Thanh Hóa) vui vẻ nói. Dù đã rời khỏi phòng thi, Vân Anh vẫn cắm cúi nghiên cứu đề. Em cho hay: “Đề năm nay không dài. Câu kiểm tra kiến thức khá hay vì đã đi vào những chi tiết của tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh đòi hỏi thí sinh cần nắm chắc tác phẩm về cả nội dung.” Theo Vân Anh, với câu 1, hầu hết các thí sinh đều có thể dành được điểm tuyệt đối bởi việc kiểm tra các chi tiết trong tác phẩm đó có mấy bản tuyên ngôn độc lập và giải thích được lý do vì sao cần phải đưa dẫn chứng đó cũng đã giúp thí sinh yên tâm làm bài và tự tin. Nhận định của nhiều thí sinh, câu nghị luận xã hội là câu hỏi mở, bàn về vấn đề xấu hổ, đòi hỏi kiến thức xã hội rộng cũng như khả năng lập luận, phân tích và am hiểu về cuộc sống. Theo em Nguyễn Văn Tiến, học sinh trường Liên Hà (Đông Anh, Hà Nội) đề thi nghị luận vẫn rất hấp dẫn vì cho phép học sinh có thể trình bày mọi suy nghĩ của mình. Nhưng để giành điểm tối đa câu này rất khó vì thí sinh sẽ rất dễ rơi vào tình trạng diễn đạt loanh quanh. “Việc tự hào với bản thân quan trọng nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn đó là cách đề thi giúp các thí sinh cần biết khiêm tốn và nhìn nhận về bản thân mình. Ngoài ra, đề thi cũng muốn nhắc nhở mọi người cân có lòng tự trọng bản thân. Đó là những điều hữu ích trong cuộc sống mà đề thi đại học năm nay hướng tới,” Tiến chia sẻ. Trong khi đó, cũng rất nhiều người “nhăn trán” với câu nghị luận xã hội của đề. Em Lê Trung Dũng (Trung học phổ thông chuyên Thái Bình) cho biết: “Câu 2 bàn về vấn đề xấu hổ.  Đây là câu hỏi khá khó, cần nhiều kiến thức xã hội nên em cũng hơi lo lắng.” Phần dành riêng cho thí sinh có hai câu tự chọn về tác phẩm “Chữ người tử tù” và phân tích đoạn thơ trong bài "Đất Nước" của Nguyễn Khoa Điềm nhiều thí sinh vẫn cho rằng đây mới chính là câu hỏi nội dung và trọng tâm cũng như khả năng phân loại thí sinh để có thể đạt điểm cao. Với phần thi này, nhiều sĩ tử cho rằng, tác phẩm "Chữ người tử tù" các thí sinh đã được ôn luyện khá kỹ càng nên không bỡ ngỡ và có thể làm tương đối tốt. “Kiến thức đều năm trong chương trình cấp 3 nên thí sinh cần chăm chỉ ôn luyện, đồng thời cần có cách cảm nhận tốt thì mới có thể làm tốt môn văn,” thí sinh Bùi Văn Toản, học sinh trường Trung học phổ thông Gia Lộc, Hải Dương đưa ra bí quyết làm bài. Tuy nhiên, nhiều sĩ tử lại cho rằng, để đạt điểm 7 môn văn không dễ. Nguyễn Thu Trang, một trong những thí sinh ra sớm nhất của điểm thi Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết, đề thi không quá khó nhưng để đạt điểm từ 7 trở lên thí sinh cần phải có sự hiểu biết rộng và vốn từ ngữ phong phú. “Nếu chỉ hiểu và làm theo nội dung chính của tác phẩm thì chỉ có cơ hội đạt điểm 6, còn để đạt điểm cao thì phải có lập luận và tổng hợp kiến thức tốt,” Trang cho hay./. Hớn hở với môn SinhCũng giống như môn Văn của khối D, sáng nay, sĩ tử khối B đã có một buổi sáng khá thoải mái. Phần lớn thí sinh đều nhận định, đề Sinh học không khó. Là thí sinh ra sớm nhất tại điểm thi trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, em Bùi Quốc Trung (Bắc Giang) vui vẻ khoe, vừa phát đề xong là em cặm cụi làm, tới lúc xong bài ngẩng lên, hóa ra vẫn còn dư đến 20 phút để kiểm tra lại. Theo Trung, kiến thức trong đề thi chỉ có một vài câu khá lắt léo, còn lại phần lớn đều bám sát chương trình phổ thông, đặc biệt là lớp 12. Vì thế, trong phòng thi, không phải chỉ mình Trung là làm tốt mà cũng có không ít bạn hoàn thành sớm bài thi của mình. “Tuy nhiên, chỉ 70% câu hỏi là em dám chắc câu trả lời thôi, còn lại phải về nhà tính toán kỹ lại mới biết được đúng sai thế nào,” Trung hồ hởi. Tại Hội đồng thi Đại học Khoa học Tự nhiên, thí sinh cũng hớn hở vì đề thi khá nhẹ ký. Em Bùi Quang Học (Phú Thọ) tâm sự, bài thi sáng nay, em cũng hoàn thành được 80%. Học tâm sự, khối B chỉ là khối dự bị của em. Ở đợt thi thứ 1, em đã đăng ký thi Đại học Xây Dựng Hà Nội. So sánh với đáp án, Học nhẩm tính mình cũng được ngoài 24 điểm. Vì thế, đợt này đi thi, Học xác định tâm lý “thi thử, cho bõ công học.” “Qua môn Sinh học rồi, hai môn còn lại không là vấn đề với em,” Học cười tươi. Tuy nhiên, không phải thí sinh nào cũng phấn khởi vì làm được bài, không ít sĩ tử có ý định “thử sức” như Học đã phải nhăn nhó với đề thi sáng nay. Nguyễn Minh Chiến (Bắc Giang) chán nản bước khỏi điểm thi trường Đại học Sư Phạm Hà Nội. Với đề thi sáng nay, Chiến chỉ làm được gần một nửa. Mệt phờ trải qua kỳ thi thứ 1 khối A, Chiến bảo, đến lượt thi này, kiến thức đã lẫn lộn cả vào nhau. Lúc vào phòng thi, có nhiều câu không khó nhưng ngồi bần thần mãi em mới nhớ ra cách làm. “Khối A em làm không được tốt, giờ đến khối B cũng thế này…,” Chiến thở dài.
Nhóm PV (Vietnam+)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm