Vụ giáo trình đại học thiếu nguồn trích dẫn: Có thiếu sót nhưng cần xét hoàn cảnh biên soạn

Sự việc xảy ra sau vụ PGS-TS Phan Thị Cúc cùng một nhóm cán bộ giảng viên của Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đã “luộc” một số sách giáo trình của GS-TS Trần Ngọc Thơ và Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng (thuộc Trường ĐH Kinh tế TP.HCM).

Chúng tôi gặp GS-TS Nguyễn Thanh Tuyền, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính TP.HCM (về sau hợp nhất thành Trường ĐH Kinh tế TP.HCM), nơi giáo trình Tài chính quốc tế ra đời để làm rõ hơn vấn đề mà dư luận đang quan tâm.

Vào những năm 1990, GS-TS Nguyễn Thanh Tuyền trên cương vị hiệu trưởng đưa ra chủ trương và khuyến khích các cán bộ giảng dạy biên soạn cấp tốc giáo trình từ nguồn tài liệu của nước ngoài để đáp ứng yêu cầu đào tạo trong nền kinh tế đang chuyển đổi.

Vụ giáo trình đại học thiếu nguồn trích dẫn: Có thiếu sót nhưng cần xét hoàn cảnh biên soạn ảnh 1

Cuốn sách Tài chính quốc tếcủa GS-TS Trần Ngọc Thơ.

Bị động trước thời cuộc

. Phóng viên: Thưa GS, hiện giáo trình Tài chính quốc tếcủa GS Thơ đang được dư luận cho rằng đã dùng tài liệu của nước ngoài không trích dẫn nguồn. Chúng tôi nghĩ ông là người có thẩm quyền bình luận.

Vụ giáo trình đại học thiếu nguồn trích dẫn: Có thiếu sót nhưng cần xét hoàn cảnh biên soạn ảnh 2
+ GS-TS Nguyễn Thanh Tuyền: Như chúng ta đã biết, vào thời điểm ấy, từ chế độ kinh tế bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường cho nên kiến thức về nền kinh tế thị trường còn nghèo nàn. Một trong những trung tâm lớn thực hiện nhiệm vụ chuyển giao kiến thức kinh tế thị trường cho sinh viên là các trường ĐH Kinh tế, Tài chính, Thương mại ở TP.HCM và Hà Nội. Là hiệu trưởng, lúc ấy tôi rất tâm huyết, mong muốn nhà trường biên soạn được giáo trình, chương trình mới cho sinh viên, đặc biệt là tiếp thu kiến thức tiên tiến của ĐH Mỹ.

. Và ông đã đồng thuận với cách soạn cuốn Tài chính quốc tếcủa GS-TS Trần Ngọc Thơ?

+ Lúc đó tôi biết khoa Tài chính biên soạn cuốn sách giáo trình mới nhất Tài chính quốc tế và chúng tôi đã ủng hộ. Trên các nguyên tắc, thứ nhất là tiếp cận những kiến thức hiện đại, đặc biệt là những kiến thức của các trường ĐH Mỹ để truyền đạt đến sinh viên Việt Nam, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế. Thứ hai là chúng ta tham khảo kế thừa những kiến thức tiên tiến nhưng không sao chép. Và trong chừng mực nào đó, chúng ta chấp nhận những khái niệm, nội dung kinh tế hoàn toàn mới mẻ đối với Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi khuyến khích việc làm này và rất muốn đạt được mục tiêu đề ra.

Quyển sách Tài chính quốc tế của GS-TS Trần Ngọc Thơ đã đạt được những nguyên tắc chúng tôi đã đề ra.

. Lúc đó ông có nằm trong thành phần hội đồng nhận xét hay phản biện đề tàiTài chính quốc tếcủa GS-TS Trần Ngọc Thơ hay không?

+ Chúng tôi giao cho khoa Tài chính làm là chính, thẩm quyền được phân cấp là ở hội đồng khoa học của khoa này.

Cánh cửa tri thức chỉ mới hé mở

. Vậy theo GS, sai sót này của GS Trần Ngọc Thơ có thực sự nghiêm trọng?

+ Thiếu sót trong công trình sách này là có. Thực tế trong giáo trình của GS Thơ đã có ghi nhiều tài liệu tham khảo chủ yếu nhất nhưng đáng tiếc vẫn còn thiếu tác giả GS Jeff Madura. Đây là cuốn giáo trình biên soạn trên cơ sở tham khảo, thừa kế các tài liệu, giáo trình của nhiều trường ĐH của nước ngoài, không phải là cuốn sách biên dịch của một tác giả là GS Jeff Madura. Do đó theo tôi, sự việc chỉ dừng ở mức độ thiếu sót.

Cần nhấn mạnh trong thời điểm biên soạn các giáo trình này, điều kiện thực tế rất khó khăn. Hải quan kiểm soát rất chặt chẽ, anh em nào đi nước ngoài mang tài liệu về phải photocopy, xé lẻ ra từng trang mới qua được hải quan. Vì vậy, nguồn tài liệu có khi phải cóp nhặt manh mún nên trong quá trình tập hợp tài liệu biên soạn và ghi nguồn sách tham khảo thì việc sót tên một tác giả trong hàng chục tác giả được tham khảo là việc có thể thông cảm được.

. Nhưng thiếu sót có-thể-thông cảm được này đã kéo dài quá lâu!

+ Đề tài của GS Thơ được triển khai lúc đầu vào năm 1990 và theo đuổi đến năm 1997 mới hoàn thành. Trong năm năm gần đây chúng tôi được biết sách tạm dừng tái bản để hiệu chỉnh nhiều lỗi về văn phong và nội dung và bổ sung cái mới. Nhưng anh em đã thiếu sót không xem kỹ lại tên những tác giả đã trích dẫn. Đây cũng là bài học cho các thầy cô giáo trong việc trích dẫn nguồn tài liệu. Hiện sách này vẫn tiếp tục điều chỉnh để hoàn thiện. Tuy vậy, người đi tiên phong, khai phá trong biên soạn giáo trình hiện đại được khuyến khích dù có lỗi thiếu sót khó tránh khỏi.

. Thưa GS, từ các vụ lùm xùm gần đây liên quan tới tác quyền của các giáo trình ĐH, có nhà giáo đã cho rằng: phần lớn các giáo trình ĐH, nhất là khối kinh tế nói chung thường làm theo kiểu sao chép từ tài liệu của nước ngoài. Là người trong cuộc, ông nhận định gì về hàm lượng chất xám thực sự của các giảng viên Việt Nam trong các giáo trình kinh tế?

Cần nhấn mạnh trong thời điểm biên soạn các giáo trình này, điều kiện thực tế rất khó khăn. Hải quan kiểm soát rất chặt chẽ, anh em nào đi nước ngoài mang tài liệu về phải photocopy, xé lẻ ra từng trang mới qua được hải quan. Vì vậy, nguồn tài liệu có khi phải cóp nhặt manh mún nên trong quá trình tập hợp tài liệu biên soạn và ghi nguồn sách tham khảo thì việc sót tên một tác giả trong hàng chục tác giả được tham khảo là việc có thể thông cảm được.

GS-TS NGUYỄN THANH TUYỀN

+ Suy nghĩ biện chứng một chút: Trong khi các nước tư bản đã trải qua nền kinh tế thị trường hàng vài trăm năm thì Việt Nam chúng ta bắt đầu cho công cuộc đổi mới đất nước, từng bước tiếp cận với kinh tế thị trường chỉ từ năm 1986. Và đến nay sự dè dặt chưa phải đã hết.

Nhà trường phải ứng xử sao đây khi ở vào thời điểm đó, hầu hết giảng viên kinh tế được đào tạo từ khối XHCN với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung? Do đó, việc biên soạn mang tính kế thừa, tham khảo tài liệu về nền kinh tế thị trường của các nước, nhanh chóng đưa vào giảng dạy cho các em sinh viên cũng như cán bộ là việc làm cấp bách mang tính lịch sử.

Dần dần theo thời gian các giảng viên của chúng ta mới đưa những nghiên cứu từ thực tiễn của kinh tế Việt Nam vào giáo trình. Song về học thuật, nếu đem so sánh những nghiên cứu kinh tế trong vài chục năm với vài trăm năm là sự so sánh khập khiễng. Tôi cho rằng mình còn phải kế thừa tinh hoa của nước ngoài dài lâu, vấn đề đừng sao chép như một con vẹt và sòng phẳng về mặt tác quyền.

. Xin cảm ơn GS.

XUÂN HƯƠNG thực hiện

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm