Học sinh tiểu học TP.HCM lùn 4-8cm so với chuẩn quốc tế

Chiều 21-12, BS Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, đưa ra thông tin trên tại hội thảo “Rối loạn hormone tăng trưởng ở trẻ em: Chẩn đoán và điều trị”.

TS-BS Huỳnh Thị Vũ Quỳnh, giảng viên bộ môn Nhi thuộc Trường ĐH Y Dược TP.HCM, cho biết thiếu hụt hormone tăng trưởng là nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển chiều cao.

Béo phì thân mình là đặc điểm thiếu hụt hormone tăng trưởng ở trẻ. Ảnh: TRẦN NGỌC

“Nhiều lý do dẫn đến tình trạng trẻ thiếu hụt hormone tăng trưởng. Cụ thể, trẻ không có tuyến yên bẩm sinh; bị sức môi, chẻ vòm; mất hoặc đột biến gen; các đột biến khác gây hội chứng không nhạy cảm với hormone tăng trưởng; nhiễm trùng, chấn thương, u não, xạ trị, hóa trị…” - bà Quỳnh giải thích.

Theo bà Quỳnh, trẻ thiếu hụt hormone tăng trưởng rất dễ nhận thấy. Các đặc điểm điển hình là trán nhô, cằm nhô, có một răng cửa, bàn tay và bàn chân nhỏ. “Chưa hết, trẻ thiếu hụt hormone tăng trưởng thường béo phì thân mình, khối cơ giảm, cơ quan sinh dục nhỏ, chậm dậy thì…” - bà Quỳnh cho biết thêm.

“Trẻ thiếu hụt hormone tăng trưởng điều trị càng sớm càng tốt” - bà Quỳnh lưu ý.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm