Không nên nói quá rành mạch

Khẩu hiệu đưa vào luật là một mục tiêu có tính vận động chứ không khống chế về mặt pháp luật. Hiện nay có một số ý kiến, đặc biệt là một số tổ chức quốc tế đề nghị không nêu số con vì có cái gì đó tạo cảm giác có tính cưỡng bức, không để người ta quyền quyết định số con. Trong Pháp lệnh Dân số 2008 sửa đổi có quy định mỗi cặp vợ chồng có trách nhiệm thực hiện cuộc vận động, có quy định chế tài nhưng họ muốn dỡ hết đi, việc đưa ra hai phương án là để xin ý kiến nhân dân. 

Quan điểm của tôi nghiêng về phương án giữa, nghĩa là không nói quá rành mạch rằng tất cả cặp vợ chồng có quyền quyết định mọi thứ nhưng nói thế nào cho người dân hiểu cũng có quyền đó nhưng đồng thời cũng có trách nhiệm với bản thân và sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Không nên nói quá rành mạch ảnh 1
 

Về lâu về dài nước ta cũng không thể phát triển khác với các nước, tuy nhiên mỗi nước có những đặc điểm riêng, không giống nhau tuyệt đối, không sao chép được. Ví dụ như Hàn Quốc đã đạt được mức sinh hai con vào năm 1983, đến năm 1996 thì sáu con và đến năm 2005 thì chỉ còn 1,08 con. Nước ta đạt được mức sinh thay thế từ năm 2006, đến nay vẫn duy trì được, không lao xuống. 

Tuy nhiên, xét dài vài chục năm tới thì mức sinh sẽ xuống do sự phát triển kinh tế dẫn đến sự thay đổi lối sống, nhu cầu thụ hưởng cá nhân tăng lên trong giới trẻ, họ thích đi du lịch, học hành hơn nên phải sinh ít. 

Vì vậy chúng ta phải tính đến phương án khi giảm xuống đến giới hạn nào đó thì phải có chính sách ngược lại, như Hàn Quốc xuống 1,1 con thì không kéo được mức sinh lên. Việc đảm bảo về số con cũng nhằm đảm bảo nguồn lao động cho tương lai, không thể để như Hàn Quốc, Nhật Bản việc sinh ít đã dẫn tới việc già hóa dân số, thiếu nguồn lực lao động, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

NGUYỄN VĂN TÂN, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số-KHHGĐ

Hiến pháp 2013 thể hiện nỗ lực và cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước ta trong việc thực hiện các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên cũng như trước cộng đồng quốc tế. Tức là tôi đã ký với thế giới công ước nào thì tôi sẽ nghiêm túc thực hiện. 

Theo Công ước CEDAW về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ năm 1979 mà Việt Nam đã ký, trong đó có điều 16 nói rằng các cặp vợ chồng được: “Quyền như nhau trong việc quyết định một cách tự do và có trách nhiệm về số con và khoảng cách giữa các lần sinh, quyền được tiếp cận với những thông tin, giáo dục và các phương tiện cho họ thực hiện các quyền này. 

Vậy ở khía cạnh pháp luật chúng ta đã ký rồi thì không thể làm khác được. Cần trao quyền quyết định số con cho các cặp vợ chồng”.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm