Kiểu đưa tin kích động của RFA

 Chỉ sau vài câu nói chuyện điện thoại phóng viên RFA đã đưa tin theo kiểu lên án Việt Nam về nhân quyền. Cách đưa tin của RFA mang tính kích động và dẫn dắt khi thổi vụ gây rối lên thành “cuộc nổi dậy của tù nhân”.

Về nguyên tắc báo chí, việc nghe và thu thập thông tin phải từ nhiều phía. Ở đây, trả lời một số trang mạng, phạm nhân Nguyễn Ngọc Cường khoe khoang việc họ đã phá phách các phòng ốc trong trại K1 và khống chế Đại tá Thắng, phá khu kỷ luật của trại. Cường cố tình không kể và RFA cùng lờ đi một sự thật rằng sự việc xảy ra khi các phạm nhân đang được cán bộ trại tổ chức cho chơi thể thao, thi đấu bóng đá. Rằng cán bộ trại giam đã không hề dùng vũ lực để khống chế phạm nhân. Ngay cả lực lượng cảnh sát cơ động và công an các trại giam gần đó được huy động cũng chỉ bảo vệ vòng ngoài, lấy kiên trì thuyết phục làm chính. Những điều đó tự thân nó đã phủ nhận luận điệu của RFA về việc đàn áp tù nhân.

Cao giọng cổ súy cho dân chủ nhân quyền, nhưng RFA hình như có khẩu vị là thọc sâu vào những chuyện nội bộ VN với bình luận phiến diện và cách đưa tin “minh họa” cho luận điệu của mình.

Không một chính quyền nào chấp nhận việc gây rối an ninh trật tự, gây rối trong trại giam lại càng không. Ngay tại Mỹ, mọi cuộc gây rối trong tù đều được dập tắt bằng vũ lực. Ngày 9-8-2009, một vụ gây rối đã xảy ở nhà tù California Institute for Men, Cảnh sát của các khu vực lân cận đã được huy động để dẹp loạn bằng súng hơi cay và và dùi cui. Khi trật tự được vãn hồi, 1300 tù nhân lập tức bị cấm thăm viếng trong một thời gian.

Lên án chính quyền bưng bít thông tin và vi phạm nhân quyền, nhưng chính RFA lờ đi những thông tin hai chiều, mượn miệng tù nhân để minh họa cho ý đồ của mình, cổ súy cho việc gây rối trật tự. Với một vụ việc cụ thể, người đọc, người nghe cũng có thể hình dung ra cách làm báo và sự khách quan của RFA và những trang mạng “ăn theo”.

NGUYÊN PHONG

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm