Mỗi trẻ sinh ra đều có mật mã tiêm chủng

Theo đó, hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia chính thức được triển khai từ hôm nay (24-3), áp dụng trên toàn quốc từ ngày 1-06-2017, đến ngày 1-6-2018 sẽ không sử dụng giấy trong tiêm chủng trên 17.000 điểm tiêm chủng trong toàn quốc. 

Lễ khai trương Quản lý Thông tin tiêm chủng Quốc gia

Cũng theo Thứ trưởng Long, hệ thống này đem lại nhiều lợi ích cho người dân như đăng ký tiêm chủng, hẹn lịch tiêm, nhắn tin nhắc người dân đi tiêm chủng, tra cứu lịch sử tiêm chủng của người thân khi tham gia tiêm chủng; lịch sử tiêm chủng người dân được theo dõi suốt đời, theo dõi được tình trạng tiêm chủng trẻ em khi nhập học cũng như suốt quá trình học tập của trẻ em trong nhà trường, thông tin được bảo mật cao.

Khi có một em bé chào đời, mật mã tiêm chủng (mã ID) sẽ được cấp cho bé. Mật mã này sẽ được bố mẹ và các cán bộ y tế quản lý, theo dõi các mũi tiêm từ máy tính hoặc điện thoại di động. Việc nhắc tiêm cũng sẽ được nhắn tin đến điện thoại riêng đã được đăng kí. Các thông tin phản ứng sau tiêm, mũi tiêm còn thiếu… đều được cập nhật rõ ràng trên hệ thống điện tử.

Bên cạnh đó, việc quản lý số liệu thống kê tiêm chủng đã được hiện đại hoá, thay thế hoàn toàn việc sử dụng giấy giúp cải cách hành chính, tiết kiệm chi phí, thời gian cho cán bộ y tế tại các tuyến, nhất là tuyến y tế cơ sở.

Không chỉ mang lại lợi ích cho người dân, qua hệ thống này, cán bộ y tế tất cả các tuyến luôn nắm được tình hình tiêm chủng trên phạm vi cả nước cũng như từng tỉnh, huyện, xã/phường. Đồng thời rất hữu ích cho công tác chỉ đạo, điều hành và triển khai các hoạt động tiêm chủng một cách khoa học, linh hoạt và hiệu quả, kịp thời phát hiện được những đối tượng chưa được tiêm chủng đầy đủ, các bản, làng, xã, phường có tỷ lệ tiêm chủng thấp để triển khai ngay các hoạt động hỗ trợ, vận động người dân tham gia đủ nhằm tạo hiệu quả cao nhất cho công tác tiêm chủng phòng bệnh.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Lễ Khai trương

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết: “Trong thời gian tới, mọi hoạt động khám bệnh của hệ thống trạm y tế cơ sở đều có thể ứng dụng hệ thống này, khắc phục tình trạng người dân có bệnh mới đi khám, mỗi lần đi khám là một quyển y bạ, không theo dõi được bệnh tật của mình…”.

Được biết từ năm 2016 đến nay, hệ thống đã được triển khai thí điểm tại 5 tỉnh, thành phố với kết quả 100% xã, phường đã nhập thông tin của hơn 700.000 trẻ em trong 2 năm gần nhất, trên 1.400 đơn vị đã tham gia nhập liệu và sử dụng hệ thống.

Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, khi triển khai Hệ thống này, mỗi năm tại Hà Nội có thể tiết kiệm khoảng 2 tỷ đồng cho công tác in ấn, lưu trữ sổ sách.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm