Mũi tàu cá bị tàu Trung Quốc đâm chìm vẫn hướng ra biển Đông

Lừng lững nằm cạnh Nhà trưng bày Hoàng Sa (quận Sơn Trà, Đà Nẵng), tàu cá ĐNa 90152 TS hướng mũi ra biển Đông. Khắp “thân thể” con tàu này là những vết thương tố cáo hành vì hung hăng của tàu Trung Quốc trong sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam năm 2014.

Từ tháng 5-2019, tàu ĐNa 90152 TS được mang ra đặt cạnh Nhà trưng bày Hoàng Sa. Ảnh: TẤN VIỆT

Đó là ngày 26-5-2014, tàu cá ĐNa 90152 TS của bà Huỳnh Thị Như Hoa (ngụ quận Thanh Khê, Đà Nẵng) cùng 10 ngư dân bị một tàu thép khổng lồ của Trung Quốc rượt đuổi đâm chìm. Nơi xảy ra vụ việc cách giàn khoan HD981 17 hải lý về phía nam tây nam.

Tất cả ngư dân trên tàu được tàu cá khác của Việt Nam cứu sống nhưng bà Hoa mất trắng hơn 5 tỉ đồng giá trị đóng tàu, chỉ còn trưng dụng lại một số ngư lưới cụ.

Mũi tàu ĐNa 90152 TS vẫn hướng ra biển Đông, tố cáo tội ác của tàu Trung Quốc. Ảnh: TẤN VIỆT

Sau sự kiện này, nhiều mạnh thường quân hỗ trợ cùng tiền bảo hiểm bồi thường được hơn 800 triệu đồng, bà Hoa liền tiếp cận Quỹ Đầu tư phát triển TP Đà Nẵng để vay thêm 4,3 tỉ đồng nữa, đóng mới con tàu ĐNa 90657 TS trị giá 7,5 tỉ đồng. Con tàu mới có công suất đến 1.000 CV, gấp đôi công suất tàu ĐNa 90152 TS và được đóng theo mẫu tàu Thái Lan. Sáng 21-1-2015, vợ chồng bà Hoa chính thức cho hạ thủy con tàu này tại âu thuyền Thọ Quang.

Về phần “nhân chứng sống” ĐNa 90152 TS, tháng 5-2019, con tàu được mang ra trưng bày trang trọng cạnh Nhà trưng bày Hoàng Sa (đường Hoàng Sa, quận Sơn Trà), như một phần biểu tượng trong lịch sử bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

Tàu ĐNa 90152 TS bắt đầu được trưng bày từ tháng 5-2019, tròn năm năm sau ngày bị tàu Trung Quốc đâm chìm. Ảnh: TẤN VIỆT

Mạn trái tàu ĐNa 90152 TS còn nguyên vết thủng do cú đâm của tàu Trung Quốc. Ảnh: TẤN VIỆT

Cầu thang dẫn lên boong tàu. Ảnh: TẤN VIỆT

Khắp "thân thể" con tàu này là những vết thương tố cáo hành vi hung hăng của tàu Trung Quốc. Ảnh: TẤN VIỆT

Ngày 28-3-2018, UBND TP Đà Nẵng khánh thành Nhà trưng bày Hoàng Sa ở nút giao Hoàng Sa - Phan Bá Phiến, quận Sơn Trà. Nhà trưng bày Hoàng Sa khởi công xây dựng từ tháng 12-2015 với tổng mức đầu tư hơn 43 tỉ đồng, trên tổng diện tích đất gần 1.300 m2. Nhà trưng bày Hoàng Sa được thiết kế theo phương án kiến trúc lấy cảm hứng từ con dấu của vua Minh Mạng trong sắc chỉ thành lập Hải đội Hoàng Sa.

Khu trưng bày tư liệu, hình ảnh trong nhà trưng bày này được chia theo năm chủ đề: Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của quần đảo Hoàng Sa, Hoàng Sa trong thư tịch cổ của Việt Nam trước thời nhà Nguyễn, Hoàng Sa trong thư tịch cổ thời Nguyễn (1802-1945), bằng chứng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa từ năm 1945 đến 1974, bằng chứng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa từ năm 1974 đến nay.

Đà Nẵng: Phát động xây dựng thư viện Hoàng Sa
Đà Nẵng: Phát động xây dựng thư viện Hoàng Sa
(PLO)- Theo ông Võ Ngọc Đồng, Chủ tịch huyện Hoàng Sa, Đà Nẵng, công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa còn lâu dài, nhiều khó khăn, thử thách. Nhưng chủ quyền là vấn đề thiêng liêng và bất khả xâm phạm.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm