Ngắm vườn phật thủ bạc tỉ của nông dân Hà Nội

Đắc Sở vốn được coi là "thủ phủ" của trái phật thủ. Với quan niệm các “ngón tay” của trái tượng trưng cho ý nghĩa con đàn cháu đống, phát tài phát lộc, giúp gia chủ gặp nhiều may mắn…, loại trái cây này ngày càng được nhiều người ưa chuộng và săn tìm.

Trái phật thủ có hình dáng của bàn tay phật vì vậy nó còn được gọi là trái “bàn tay phật”. Phật thủ tượng trưng cho may mắn và tài lộc, khi chín trái có màu vàng tươi, mùi rất thơm, nhưng không ăn được. Vì thế, nhiều người chọn mua để thờ cúng trên bàn thờ, đặc biệt là các dịp rằm, lễ tết.

Phật thủ là giống cây “mắn” trái, mỗi cây cho 80-100 trái/năm, nếu chăm bón tốt, số trái có thể gấp rưỡi, thậm chí là gấp đôi. Trung bình, một trái phật thủ có giá 50.000-100.000 đồng, những trái đẹp mã có giá cao hơn, 300.000-500.000 đồng. Khách mua thường trả giá dựa trên màu sắc, số lượng “tay”, càng nhiều “tay” thì giá càng cao, có những trái được trả giá tới tiền triệu, thậm chí là cả chục triệu đồng.

Trồng phật thủ, chủ vườn sẽ không cần mất công sức đi bán lẻ mà khách mua hoặc thương lái sẽ đến tận vườn để tìm, mua. Phật thủ được giá nhất là vào dịp tết Nguyên đán hằng năm. Sau khi cắt từ trên cây, quả phật thủ có thể để được 4-5 tháng mà không bị hỏng. Từ màu xanh, quả sẽ dần chuyển sang vàng chanh, đến lúc chín thì ngả vàng rực, tỏa hương thơm rất dễ chịu.

Chị Nguyễn Thị Vân, chủ của một mẩu phật thủ, chia sẻ: “Khi cắt, chỉ cần để cành dài một chút, còn 1-2 lá rồi cắm ngược vào bình chứa nước là có thể để được 4-5 tháng mà không sợ bị thối. Mỗi năm, tôi thu nhập cũng khoảng 200-300 triệu đồng từ quả phật thủ, tùy thuộc vào giá cả và số lượng quả”.

Hình ảnh thu hoạch phật thủ của người dân Đắc Sở:

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm