Vẫn thực hiện nghi thức chém trâu tại lễ hội đền Chín Gian

Lễ hội đền Chín Gian xây dựng từ đầu thế kỷ XIV (tại Pú Chò Nhàng gọi là Tến Pỏm (đền trên núi) ở bản Khoẳng, Châu Kim, huyện Quế Phong) có chín gian, mỗi gian tượng trưng cho một Mường đến tôn thờ.

Từ xưa, lễ hội được tổ chức ba năm một lần vào tháng 8 âm lịch hằng năm và điểm nhấn là nghi lễ chém trâu. Đây là dịp để bà con đồng bào Thái chín bản mười mường rước lễ vật lên đền làm lễ tế trời và tổ tiên các dòng họ của người Thái đã có công xây bản, lập mường, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt...

Màn chém trâu dã man tại lễ hội Đền Chín Gian hai năm trước

Từ năm 2006 đến nay, lễ hội đền Chín Gian khai hội chính vào ngày 14-2 âm lịch (tổ chức trong ba ngày) với quy mô hoành tráng, rất đông bà con dân tộc Thái và các dân tộc đến tham gia. Phần hội còn tổ chức màn thi viết chữ Thái, hát, dệt thổ cẩm, rèn dao, trình trang phục truyền thống...

Sáng 23-3, con trâu cũng được dẫn xuống bến nước làm lễ tắm rồi rước lên trước cửa đền trên đỉnh núi. Thay vì thực hiện màn chém trâu ngay trước cửa đền như các năm trước, ban tổ chức đã dẫn con trâu đi ra khu vực gần đó và quây bạt xung quanh.

Con trâu được cột vào chiếc cọc gỗ và thực hiện màn chém trâu. Có rất nhiều người dân đứng xem màn chém trâu này. Sau đó, thịt trâu được dâng lên cúng tại đền.

Trước đó, trả lời báo chí, ông Vi Văn Giáp, Chủ tịch UBND huyện Quế Phong cho biết: Đểm nhấn của lễ hội đền Chín Gian năm nay (2016) là hủy bỏ nghi thức chém trâu. Nghĩa là trâu vẫn được đưa lên tết rồi bàn giao con trâu cho chủ mang về. Còn Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Quế Phong thông báo: Năm 2016 chỉ chém trâu tượng trưng, sau khi thực hiện nghi lễ đưa trâu đi nơi khác làm thịt.

Tuy nhiên, ngay trước ngày diễn ra lễ hội, các bậc cao niên cho rằng việc chém, hiến tế trâu là không thể thiếu trong lễ hội nên ban tổ chức lễ hội đã mua con trâu với gián 45 triệu đồng của một hộ dân để thực hiện màn chém trâu để tế, cúng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm