Nằm lòng những chiêu trò 'rút ruột' khách hàng khi mua ô tô

Trước thông tin lệ phí trước bạ tăng, nhiều khách hàng đã đổ xô đi mua ô tô nhưng lại không biết mình đang bị “rút ruột” bởi những món nghề của các nhân viên bán hàng hiện nay. Thông thường, các nhân viên muốn khách hàng quyết định xuống tiền mua ô tô sẽ giới thiệu rất nhiệt tình các chương trình có lợi. Nhưng cuối cùng cái khách hàng nhận được vẫn là “trái đắng”.

Vừa qua, nhiều khách hàng phản ánh tình trạng đến ngày giao xe theo thỏa thuận nhưng đại lý  không có động tĩnh gì. Theo đó, nhiều đại lý nêu ra một số lý do như nhà máy không kịp sản xuất, xe về muộn để chậm giao. Tuy vậy, nhân viên bán hàng sẽ gợi ý khách mua thêm phụ kiện cho xe thì sẽ được giao nhanh. Nhiều trường hợp, khách hàng đã phải bỏ ra đến 100 triệu đồng mới có xe.

Khi đi mua xe, khách hàng thường không chú ý vào đồng hồ đo km của xe mới. Tất cả những xe mới thực tế đều đã lăn bánh một vài km ở nhà máy. Tuy nhiên, có những khách hàng gặp trường hợp bị giao xe mà đại lý từng dùng cho khách thử, quãng đường chạy khá dài. Vì vậy, khách nên kiểm tra công-tơ-mét trước khi lấy xe.

Nhân viên sẽ giới thiệu với khách hàng những chiếc xe đã được lắp thêm phụ kiện.

Bên cạnh đó, một số đại lý sẽ cho khách hàng xem chiếc xe đã được trang bị phụ kiện trước khi quyết định mua. Theo đó, họ sẽ chào mời mua phụ kiện, tuy nhiên không bắt buộc khách hàng phải mua tại đại lý. Thay vào đó sẽ lắp ráp trực tiếp cho khách hàng tại nhà, nhưng giá cả sẽ chênh lệch cao hơn so với phụ kiện tại hãng.

Thông thường, xe mới sẽ được đi kèm với một số dụng cụ như: bộ kích lốp hay thanh thể thao trên các xe bán tải, tam giác cảnh báo nguy hiểm trên một số xe. Nhưng do khách hàng không biết và bị nhân viên bán hàng lợi dụng chiếm đoạt hoặc bán cho người khác.

Một điều đáng lưu ý, khi đi mua xe khách hàng nên tìm hiểu giá cả cũng như các chương trình khuyến mãi mà đại lý có. Tránh bị nhân viên “bỏ quên” nhằm trục lợi cho bản thân. Những thông tin này có thể tìm thấy trên website chính hãng hoặc các kênh truyền thông hay tham khảo giá chéo từ các đại lý khác.

Ngoài ra, các phần chi phí trong việc đăng ký, đăng kiểm xe cũng cần kiểm tra kỹ, tránh bị lợi dụng không cần thiết. 

Các khoản chi phí như tiền đặt cọc, phí đăng ký xe nên được nộp qua kế toán, lấy phiếu thu chứ không nên đưa trực tiếp cho nhân viên kinh doanh. Trước đây, từng có trường hợp khách giao tiền cho nhân viên nhưng nhân viên không giao lại cho đại lý. Vì thế, đại lý không có căn cứ giao xe cho khách, dẫn tới tranh chấp

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm