Cảnh sát cơ động ban đêm có được dừng xe kiểm tra hành chính

Theo tư vấn của luật sư Khưu Thanh Tâm (luật sư điều hành Công ty Luật TNHH Giải Pháp Việt) thì căn cứ theo Điều 3 Pháp lệnh cảnh sát cơ động 2013 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành, cảnh sát cơ động thuộc công an nhân dân, là lực lượng nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Tại Điều 7, Thông tư 58/2015/TT-BCA, quy định cảnh sát cơ động thực hiện những nhiệm vụ như:

- Chấp hành nghiêm sự chỉ huy, chỉ đạo của cấp trên và kế hoạch, phương án tuần tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong phạm vi khu vực, mục tiêu, tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát; phát hiện, ngăn chặn và xử lý hoặc đề nghị người có thẩm quyền xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật.

- Phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ công an nhân dân đấu tranh phòng, chống tội phạm và hành vi vi phạm khác thuộc khu vực, mục tiêu, tuyến, địa bàn được phân công tuần tra, kiểm soát.

- Báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền kiến nghị với cơ quan, tổ chức liên quan có biện pháp khắc phục kịp thời những sơ hở, thiếu sót trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

- Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

Ngoài ra, tại Điều 8 và Điều 9 Thông tư 58/2015/TT-BCA quy định: Kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu theo quy định của pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát là một trong các quyền hạn của lực lượng cảnh sát cơ động. Đối tượng tuần tra gồm: Khu vực, mục tiêu, tuyến, địa bàn được phân công với đối tượng kiểm soát là người, phương tiện, đồ vật, tài liệu. Bên cạnh đó, các trường hợp được dừng phương tiện thì căn cứ theo Điều 12 Thông tư 01/2016/TT-BCA.

Như vậy, theo các căn cứ đã phân tích như trên thì lực lượng cảnh sát cơ động được phép dừng xe để kiểm tra hành chính khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của cục trưởng Cục CSGT hoặc giám đốc công an cấp tỉnh trở lên. Theo đó, thực hiện theo kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của trưởng Phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục CSGT, trưởng Phòng CSGT hoặc trưởng công an cấp huyện trở lên hoặc phải có văn bản đề nghị của thủ trưởng, phó thủ trưởng CQĐT. Văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bị CSGT tước giấy phép lái xe vì vi phạm nồng độ cồn, người này có được lái xe dưới 50cc?

Bị CSGT tước giấy phép lái xe vì vi phạm nồng độ cồn, người này có được lái xe dưới 50cc?

(PLO)- Bạn đọc Ngô Minh Châu hỏi: “Vừa qua tôi bị CSGT xử phạt về nồng độ cồn và bị tước bằng lái xe (giấy phép lái xe) nên tôi không biết đi làm bằng phương tiện gì. Tôi muốn hỏi sau khi bị tước bằng lái thì tôi có được lái xe đạp điện hoặc xe máy dưới 50 cc (50 phân khối) hay không?”

Tài xế lái xe bị đột quỵ gây tai nạn, ai chịu trách nhiệm?

Tài xế lái xe bị đột quỵ gây tai nạn, ai chịu trách nhiệm?

(PLO)- Theo Luật sư, việc khám sức khoẻ cho người thi bằng lái xe hiện nay rất nghiêm nhằm tránh các trường hợp không đủ điều kiện sức khỏe, tuy nhiên sức khoẻ của người lái xe sau khi cấp bằng lái khó kiểm soát được các vấn đề phát sinh.