Công an xã có được phạt việc chở người quá quy định?

Hỏi:
Xin hỏi, vừa qua do đi ăn ở quán ăn gần nhà nên tôi có chở 2 và cả 3 người đều không đội mũ bảo hiểm. Trên đường về tôi bị tổ tuần tra công an xã lập biên bản về hành vi chở 2, không đội nón bảo hiểm và tạm giữ bằng lái xe.
Xin hỏi việc phạt như vậy có đúng không?
Trả lời:
Căn cứ Khoản 4 Điều 7 Thông tư 47/2011/TT-BCA quy định: Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã: Lực lượng Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường liên xã, liên thôn thuộc địa bàn quản lý và xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông sau: điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh; đỗ xe ở lòng đường trái quy định; điều khiển phương tiện phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, tháo ống xả, không có gương chiếu hậu hoặc chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật và các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ như họp chợ dưới lòng đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông. Nghiêm cấm việc Công an xã dừng xe, kiểm soát trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.
Theo đó, hành vi chở quá số người quy định và không đội mũ bảo hiểm thì công an xã có thẩm quyền xử lý.
Về mức xử phạt khi chở quá số người quy định và không đội mũ bảo hiểm:
Căn cứ Khoản 3 Điều 6 Nghị định 46/2016: Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;
- Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
- Chở theo 02 (hai) người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
Như vậy, bạn sẽ bị xử phạt vi phạm với các hành vi sau:
- Hành vi 03 người trên xe không đội mũ bảo hiểm: Mỗi người bị phạt 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
- Hành vi chở người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm: Người điều khiển xe bị phạt thêm 100.000 đồng đến 200.000 đồng;
- Chở quá số người quy định (02 người) trên xe : Người điều khiển xe bị phạt 100.000 đồng đến 200.000 đồng
Theo đó, tổng mức phạt từ 500.000 đồng – 1.000.000 đồng. Với hành vi vi phạm này không có hình thức phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe; do đó bạn chỉ bị tạm giữ giấy phép lái xe để đảm bảo cho việc nộp phạt.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bị CSGT tước giấy phép lái xe vì vi phạm nồng độ cồn, người này có được lái xe dưới 50cc?

Bị CSGT tước giấy phép lái xe vì vi phạm nồng độ cồn, người này có được lái xe dưới 50cc?

(PLO)- Bạn đọc Ngô Minh Châu hỏi: “Vừa qua tôi bị CSGT xử phạt về nồng độ cồn và bị tước bằng lái xe (giấy phép lái xe) nên tôi không biết đi làm bằng phương tiện gì. Tôi muốn hỏi sau khi bị tước bằng lái thì tôi có được lái xe đạp điện hoặc xe máy dưới 50 cc (50 phân khối) hay không?”

Tài xế lái xe bị đột quỵ gây tai nạn, ai chịu trách nhiệm?

Tài xế lái xe bị đột quỵ gây tai nạn, ai chịu trách nhiệm?

(PLO)- Theo Luật sư, việc khám sức khoẻ cho người thi bằng lái xe hiện nay rất nghiêm nhằm tránh các trường hợp không đủ điều kiện sức khỏe, tuy nhiên sức khoẻ của người lái xe sau khi cấp bằng lái khó kiểm soát được các vấn đề phát sinh.