Tìm hiểu về việc bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn giao thông

- Bộ luật Dân sự năm 2005

- Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP

Theo quy định tại Điều 623 của bộ luật thì:

"Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại".

Như vậy, người gây tai nạn giao thông dù có lỗi hay không thì vẫn phải bồi thường thiệt hại vì người đó đang điều khiển phương tiện giao thông vân tải thuộc trường hợp quy định tại Điều 623.

1. Bồi thường thiệt hại về tài sản:

Điều 608 Bộ luật Dân sự năm 2005, (Xem thêm: Bộ luật Dân sự 2015) quy định như sau:

“Điều 608. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm  

Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:

1. Tài sản bị mất;

2. Tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;

3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;

4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.”.

Đối với bồi thường thiệt hại về tài sản, người gây tai nạn giao thông phải bồi thường bao gồm tài sản bị hủy hoại hoặc hư hỏng, lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

2. Bồi thường thiệt hại về con người:

Bồi thường thiệt hại về con người bao gồm bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm và bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm. Bộ luật Dân sự năm 2005, Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng quy định:

- Việc bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm được bồi thường bao gồm:

+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết.

+ Chi phí hợp lý cho việc mai táng.

+ Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết.

+ Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm: Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trước hết do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

- Việc bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường bao gồm:

+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.

+  Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.

+  Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

+ Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm: Tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm