Bạn đã biết cách phanh ô tô hiệu quả?

Việc phanh (thậm chí có cả ABS) đôi khi là nguyên nhân làm mất lái và đặt bạn vào các tình huống nguy hiểm hơn. Cách tốt nhất là học cách điều khiển phanh đúng cách nếu bạn muốn đảm bảo an toàn trong mọi tình huống.
1. Tránh việc vừa phanh, vừa vào cua cùng một lúc
Bạn đã biết cách phanh ô tô hiệu quả? ảnh 1
Việc lái vào khúc cua đồng thời đạp phanh có thể là nguyên nhân khiến xe không chuyển hướng tốt hoặc không giảm được tốc độ. Lấy ví dụ với những tay đua, những người luôn ở trong tình trạng nguy hiểm khi xe của họ vào đường vòng, họ phải học các kỹ năng cần thiết của việc phanh kết hợp với việc đánh lái. Khoảng 90% trường hợp khi xe vào góc cua, nhiều tay đua sử dụng phanh trước khi đánh lái, khi xe đã vào góc cua họ đạp thêm ga. Với mỗi góc cua khác nhau, nên tách biệt hai động tác phanh và đánh lái vào cua để đạt được độ bám lớn nhất cho bánh xe trên đường. Ngoài ra, việc phanh và đánh lái cùng lúc có thể thực hiện trong trường hợp sau:
- Phanh – Đánh lái: quay bánh dẫn hướng theo góc cua đồng thời nhẹ nhàng đạp phanh. Trọng lượng xe sẽ dồn vào bánh trước tỳ lên mặt đường tạo cảm giác tốt hơn trên vô lăng. Đây là một kỹ năng cơ bản và không bao giờ đi vào góc cua mà không thực hiện kỹ năng này.
- Phanh thử: Đây là một phương pháp thử phanh để cảm nhận độ ăn phanh khi đánh lái vào góc cua và nó sẽ đảm bảo điều khiển xe tốt nhất và an toàn nhất cho xe khi trọng lượng dồn lên bánh trước, cho phép tạo ra nhiều lực bám hơn cho các bánh xe.
- Trường hợp phanh khẩn cấp: nếu cần phải dừng một cách đột ngột, bạn đừng ngần ngại đạp phanh, thậm chí đã vào giữa góc cua. Với xe có phanh ABS, đạp chân phanh hết mức có thể. Với xe không có hệ thống ABS, đạp phanh khoảng 70% hành trình trong khi đánh lái vô lăng một chút.
2. Đạp phanh một cách nhẹ nhàng
Bạn đã biết cách phanh ô tô hiệu quả? ảnh 2
Đạp phanh chân một cách nhanh nhưng không liên tục. Đây là điều cần thiết để tăng tối đa tiềm lực của phanh. Mục đích của việc này là để những chiếc lốp xe tránh khỏi bị trượt trên mặt đường. Lý do của việc này bắt nguồn từ trình tự phanh, khi tốc độ của chiếc xe vẫn còn quá cao, sự tăng áp lực phanh để làm chậm tốc độ của xe làm những chiếc lốp bị bó lại trong khi lực quá tính của xe lớn hơn khiến chiếc xe trượt lết trên đường và dễ mất lái. Cách tốt nhất để phanh là đạp phanh rồi nhả ra, rồi đạp tiếp. Khi tốc độ của xe đã chậm lại, bạn có thể tiến tới nhẹ nhàng nhả phanh và giữ ở điểm đạt được hiệu quả phanh tối đa.
3. Luyện tập cách phanh xe trong các bãi đậu xe trống trải
Bạn đã biết cách phanh ô tô hiệu quả? ảnh 3
Bắt đầu bằng cách chủ động quan sát xung quanh, các cự li sẽ dự định phanh. Sau đó, giảm dần lực đạp phanh cho đến khi bạn cảm thấy bạn đã phát huy hết tiềm lực của phanh. Hạ cửa kính xe xuống, bắt đầu khởi hành ở một đầu của bãi đỗ xe, đạp ga để tăng tốc xe nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn và đạp phanh mạnh nhất có thể. Bạn nên nghe ngóng xem có tiếng rít phát ra từ phanh hay không (nếu bạn không nghe thấy gì, có thể xe được trang bị ABS hoặc các phanh cần được bảo dưỡng). Quay xe lại và lặp lại tương tự cho đến khi bạn đạp phanh và nghe thấy tiếng rít của phanh. Ở thời điểm này, một phần cáo su lốp xe của bạn sẽ bị vặn xoắn đến một góc nào đó khiến một phần của lốp xe bắt đầu trượt trên đường. Đây là điểm giới hạn lực kéo tối đa của lốp xe và là điểm tốt nhất để dừng xe.
- Bạn có thể đo quãng đường phanh bằng cách đánh dấu điểm bắt đầu đạp phanh và điểm xe dừng lại. Bạn có thể nhận ra sự khác biệt khi phanh giữa các bánh xe bị bó cứng và không bị bó.
- Chú ý: mỗi bề mặt đường và tốc độ xe sẽ có một điểm tác dụng phanh khiến bánh xe bị trượt lết. Đây là lý do tại sao bạn cần luyện tập trên bề mặt đường khô ráo, sau đó là trên các mặt đường trơn ướt. Hãy tự trang bị khả năng phản ứng cần thiết với các loại mặt đường trơn khác nhau để bạn không cảm thấy ngỡ ngàng khi gặp trong thực tế.
4. Đối với xe có trang bị phanh ABS
Bạn đã biết cách phanh ô tô hiệu quả? ảnh 4
Trong hầu hết các trường hợp, khi đạp phanh đến sát sàn, bạn sẽ cảm thấy chân phanh hơi rung động (phụ thuộc vào từng loại ABS) hoặc cảm thấy khi hơi nhả chân phanh. Đây là tín hiệu cho thấy ABS đang làm việc, đừng hoảng sợ và đừng bỏ chân ra khỏi bàn đạp phanh. Nếu bàn đạp phanh bị kẹt không nhả và bạn không thể dừng xe, có thể phanh xe bị bó, trong trường hợp này bạn nên cố gắng gạt cần số về vị trí trung gian đối với xe có hộp số tự động hoặc về số thấp hơn số đang dùng ở xe có hộp số thường. Đừng tìm cách chuyển về số lùi hoặc số dừng vì điều này không làm dừng chiếc xe của bạn mà chỉ làm hại hộp số và giảm tuổi thọ của hộp số.
Theo Caronline

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm