Kỹ năng lái xe trong thời tiết đầy sương mù

Kỹ năng lái xe trên đường đi du lịch ngắm tuyết

Khi cái đẹp đang hiện hữu ở Sapa, càng thôi thúc những dòng người đi phượt lên ngắm cảnh đẹp trong thời khắc này.

Với những người có kinh nghiệm lâu năm khi lái xe thì sương mù che khuất tầm nhìn cũng sẽ gây cản trở cho việc di chuyển. Nếu di chuyển đường dài, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết khi gặp tình huống khẩn cấp, một số dụng cụ không thể thiếu như: đèn pin, sạc điện thoại, đồ dùng sửa chữa xe, thuốc, nước uống và thức ăn.

Nên bật đèn khi di chuyển trong sương mù. Ảnh:Internet.

Tùy vào mật độ dày đặc của sương mù mà tài xế lựa chọn tốc độ để di chuyển, nếu tầm nhìn rơi vào khoảng 0,5km hay thấp hơn thì tốt nhất nên dừng lại để chờ đợi mây mù tan bớt đi, vì di chuyển những lúc này rất dễ dẫn đến tai nạn.

Hãy giảm tốc độ và kiểm soát đồng hồ đo tốc độ. Trời nhiều sương có thể tạo cảm giác bạn đang đi chậm trong khi thực tế là bạn đang tăng tốc.

Nên bật đèn cảnh báo khi lái xe trên đường, nếu có việc cần phải dừng/đỗ, hãy tìm một khoảng trống tránh xa đường đi để tránh bị xe khác đâm phải. Trước chuyến đi cần kiểm tra về đèn pha, đèn sương mù, đèn tín hiệu đảm bảo hoạt động tốt và lau sạch bề mặt các đèn để cung cấp độ sáng tốt nhất. Với điều kiện trời mưa, tuyết nên để đèn pha ở chế độ chiếu gần (cos) cùng với đèn sương mù. Ngoài ra, để cẩn thận hơn, có thể dán thêm những miếng đề can phản quang ở trước, sau và hai bên thân xe.

Đối với các cung đường đèo núi, độ bám đường cũng là một điều khá quan trọng. Bởi sự nguy hiểm đầu tiên cần nhắc đến là sự trơn trượt do đường ướt, vì thế lốp xe cần có khả năng bám đường tốt nhất. Để chuẩn bị cho xe khi bước vào mùa mưa tuyết, cần bỏ loại lốp đã mòn hay quá nhẵn, dành cho đường mùa hè, thay vào đó là loại có nhiều rãnh, gai để tăng độ bám đường. Hiện nay, các nhà sản xuất như Michelin cũng đã sản xuất những dòng lốp chuyên cho việc đi đường trơn trượt và một số loại địa hình đường phổ biến ở nước ta.

Nên sử dụng các loại lốp có độ bám tốt. Ảnh: Internet.

Kiểm tra toàn diện các bộ phận của xe cho mỗi chuyến di chuyển dài, quan trọng nhất là hệ thống phanh xe và luyện tập ký năng phanh trên đường trơn trượt. Việc sử dụng phanh có chống bó cứng khá đơn giản qua các bước: đạp phanh, giữ và đánh lái. Trong trường hợp bất ngờ, chỉ nên đánh lái một chút, bởi nếu đánh lái quá mạnh có thể khiến xe đi khỏi quỹ đạo một quãng đường xa gây nguy hiểm.

Chạy trên đường có nước đóng băng trên bề mặt hay bị phủ tuyết thì việc phanh đặc biệt quan trọng. Sau khi đạp mạnh phanh, hệ thống ABS hoạt động khiến pedal hơi rung hoặc nghe thấy âm thanh kích hoạt, lúc này nên thả bớt chân phanh một chút tới khi hết rung. Bởi bề mặt băng sẽ dễ bị quay bánh xe khi sử dụng phanh.

Đối với các loại xe không có hệ thống ABS, lái xe phải học cách nhấp nhả thành thạo, đạp mạnh phanh cho tới khi bánh xe ngừng quay, rồi ngay lập tức nhả chân phanh, lặp lại hai bước trên đều đặn tới khi xe dừng an toàn. Để chắc chắn không phải dùng quá nhiều phanh, nên giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước, xa hơn so với điều kiện thời tiết bình thường.

Cần giữ khoảng cách để đảm bảo an toàn. Ảnh:Internet.

Vì di chuyển đi du lịch sẽ không giống như cung đường thường xuyên chúng ta di chuyển hàng ngày, nên cần xem xét kinh nghiệm của những người đi trước, họ có những điểm lưu ý để cho chúng ta có thể ghi nhớ và đi chậm hơn.

Hãy luôn giữ bình tĩnh trong mọi tình huống, vì nếu bạn sợ hãi càng làm vấn đề càng trầm trọng hơn. Ví dụ như bị mất lái, không nên đánh lái vội mà hãy giữ chặt lái, thả chân ga, rà phanh cho tới khi xe dừng lại an toàn.

Đã có nhiều tai nạn xảy ra do sương mù che khuất và những cú trượt dài do sự chủ quan của các tay lái trên băng tuyết. Vì vậy, bạn hãy lưu ý những nguyên tắc trên để tránh những thiệt hại không nên có xảy ra.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm