Nguyên tắc vàng khi 'cưỡi' mô tô dành cho dân phượt

Lái mô tô là điều thú vị, vui vẻ và niềm đam mê của nhiều bạn trẻ, nhưng để trở thành một tai lái chuyên nghiệp và an toàn, mỗi “tay chơi” cần nắm vững những nguyên tắc lái xe mô tô quan trọng.

Tùy theo sự di chuyển (người lái có thể đi theo đoàn hoặc đi một mình), nguyên tắc di chuyển sẽ theo đó có sự khác nhau. Nhưng điều quan trọng nhất, người lái vẫn phải giữ an toàn.

Mô tô thường di chuyển với tốc độ nhanh, nên cần giữ tay, chân đúng vị trí khi cần. Ảnh: Internet.

Mặc dù người lái xe trong tay đã nắm sẵn tấm bằng lái xe mô tô, nhưng tuyệt đối không được chủ quan với mọi tình huống. Điều khiển một chiếc xe có trọng lượng, dung tích xi-lanh, chiều cao lớn hơn các dòng xe gắn máy thông thường dĩ nhiên là phải khó hơn. Người lái khi điều khiển môtô phải tập trung, làm chủ tốc độ để kịp thời phán đoán và phản ứng xử lý tình huống thật tốt. Luôn luôn làm chủ tốc độ của mình, không vì ảnh hưởng của những chiếc xe cùng chiều mà người lái xe di chuyển theo họ. Đặc biệt, trên những con đường đông đúc, giữ đều tay ga vừa phải.

Người lái xe cần chú tâm với khoảng cách giữa những người đi cùng chiều, tránh va chạm đáng tiếc không nên xảy ra. Cần chú ý với những chiếc ôtô đang chuẩn bị rẽ trái, cho dù đó là tại một ngã tư hay một con phố nhỏ. Đặc biệt, nếu một chiếc ôtô với bánh trước đã rẽ sang trái rất nguy hiểm.

Đối với các cung đường đèo núi, người điều khiển xe càng cần phải giữ khoảng cách. Khi đó, chúng ta cần đi đúng làn đường. Nhiều bạn trẻ, vì nghĩ rằng mô tô nên chạy với tốc độ cao và muốn chinh phục bản thân bằng việc vượt qua các chướng ngại vật. Nhưng điều đó là không nên, vì những cung đường này tầm quan sát của chúng ta bị hạn chế, đặc biệt là những khúc cua. Hơn nữa, đường đèo núi rất dễ có vật lạ mà chúng ta không thể kiểm soát, chưa kể tới việc cung đường chúng ta không thường xuyên di chuyển, càng khó nắm bắt được ngại vật trên đường. Chính vì vậy, cẩn thận định vị điểm vào góc rẽ và quan sát lối ra khi bạn bám theo đường cong.

Trang phục tốt nhất nên dùng nón 3/4 đầu. Ảnh: Internet.

Người lái xe cần chuẩn bị cho mình thói quen ngón tay đặt lên tay phanh. Đó là tư thế sẵn sàng khi gặp tình huống khẩn cấp. Trong thực tế, với tốc độ chậm, sử dụng phanh sau có thể giữ cho xe ổn định mà không làm tăng vận tốc xe. Rèn luyện sự cân bằng giữa tay ga và phanh là một yếu tố quan trọng trong sự tự tin khi vào các khúc cua.

Cùng với tay, chân cũng là bộ phận cần định vị sẵn sàng. Những tay lái mới (hoặc thậm chí những tay lái có kinh nghiệm) thường đặt gót chân lên gác chân. Đây là một trong những sai lầm phổ biến nhất thường thấy và thay đổi nó sẽ có tác động lớn về xử lí động lực học. Chân của bạn có thể sản sinh ra rất nhiều lực, nhưng tính hiệu quả chỉ được tính với xe đạp.

Với chân của bạn được đặt chính xác trên gác chân, bạn có thể tạo ra nhiều trọng lượng hơn khi vào cua. Vị trí đặt chân đúng sẽ giúp người lái nhẹ nhàng thay đổi vị trí cơ thể, giúp hệ thống giảm xóc làm việc êm ái hơn. Kỹ thuật này hiệu quả với tất các những mẫu môtô, chỉ dòng cruiser với gác chân có bề mặt lớn sẽ không có sự khác biệt.

Mô tô là phương tiện thường di chuyển với tốc độ nhanh. Vì vậy người lái xe nên mang đồ bảo hộ. Đó có thể là chiếc áo da, quần jean và không thể thiếu chiếc nón bảo hiểm ¾ đầu, hoặc những bộ đồ chuyên dụng. Hiện nay, nhiều nhà sản xuất biết được đam mê của giới trẻ nên họ sản xuất ra nhiều bộ đồ bảo hộ với những mẫu mã, kiểu dáng đa dạng. Và hơn thế nữa, bộ đồ còn là thời trang cho người lái xe để nó phù hợp một chiếc xe cruiser kiểu Harley-Davidson.

Đối với việc bạn di chuyển xe mô tô theo đoàn, nên khoác cho cả đoàn những chiếc áo nổi bật. Thứ nhất, nhằm phân biệt các thành viên của mình. Thứ hai, đó là cũng là một dấu hiệu để cho các phương tiện khác di chuyển trên đường biết được sẽ có nhiều xe cùng chạy với nhau, các phương tiện sẽ tự ý thức được việc nhường đường. Một buổi tập huấn nhỏ những nguyên tắc di chuyển theo đoàn cho các thành viên.

Nếu di chuyển có người ngồi phía sau, nên nói chuyện về kế hoạch và những cảm giác khi đi mô tô đặc biệt là những người thiếu kinh nghiệm. Người thiếu kinh nghiệm thường bị choáng trước cảm giác môtô vào cua và họ cố gắng giữ thăng bằng bằng cách nghiêng theo chiều ngược lại, điều này có thể làm cho xe khó xử lí hơn. Một lời khuyên đơn giản nhất cho hành khách là hãy nhìn qua vai người điều khiển khi bắt đầu cua.

Theo kinh nghiệm của một tay phượt lâu năm, ngoài những nguyên tắc cơ bản trên, người lái xe cần chăm sóc cho chiếc xe mô tô của mình trước khi bắt đầu chuyến đi. Việc bảo dưỡng định kỳ là không thể thiếu, cho nên trước chuyến đi, người lái xe cũng cần bảo dưỡng lại chiếc xe của mình. Nếu di chuyển với khoảng cách quá dài, cần lựa chọn thời điểm để thay dầu cho xe, tránh việc mô tô không được cung cấp đủ nhiên liệu.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm