Xây dựng Chính phủ phục vụ dân, doanh nghiệp

“Ngay trong phiên họp Chính phủ đầu tiên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra một thông điệp rất rõ ràng, đó là phải xây dựng một chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động” - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh khi trao đổi với Pháp Luật TP.HCM.

Tháo gỡ khó khăn cho dân, doanh nghiệp

. Phóng viên: Thưa Bộ trưởng, ưu tiên hàng đầu của Chính phủ hiện nay là gì?

+ Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Từ khi Thủ tướng nhận nhiệm vụ, trong các phiên họp Chính phủ nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu là xây dựng, hoàn thiện thể chế. Chỉ từ tháng 4 đến tháng 8-2016 đã có 89 nghị định được ban hành, trong đó có 49 nghị định ban hành để thực hiện hai luật là Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp. Có những luật có từ năm 2015 nhưng đến lúc đó mới xây dựng được văn bản chi tiết hướng dẫn thi hành.

Chính phủ kiến tạo ở đây là ngoài quản lý, điều hành đất nước theo luật pháp thì trong thực thi công vụ Chính phủ muốn chuyển hướng phục vụ người dân, DN; tạo sự thân thiện, gần gũi, lắng nghe, thấu hiểu và tháo gỡ khó khăn cho DN và người dân.

. Vậy còn khái niệm chính phủ hành động thì sao, thưa Bộ trưởng?

+ Chính phủ hành động là một chính phủ nói đi đôi với làm, nói và làm phải luôn có người kiểm tra, giám sát. Thủ tướng luôn nhắc nhở ở bất cứ nơi nào, vị trí nào, lời nói và hành động của các thành viên Chính phủ đều phải gương mẫu vì luôn có sự giám sát của người dân và các cơ quan báo chí. Thành viên Chính phủ phải luôn đồng hành, chia sẻ, thấu hiểu và tháo gỡ những khó khăn cho người dân, DN.

Trách nhiệm, minh bạch

. Tổ công táccủa Thủ tướng Chính phủ có phải là một hành động cụ thể trong quá trình xây dựng một chính phủ liêm chính, hành động như thông điệp của Thủ tướng đưa ra?

+ Quyết định thành lập Tổ công tác của Thủ tướng đã tạo ra những chuyển động rất tích cực. Tổ công tác đã giúp Thủ tướng nắm tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của các bộ, ngành, địa phương. Nhưng quan trọng nhất là điều này đã tạo được sự lan tỏa tích cực. Các bộ, ngành, địa phương đều theo mô hình của Thủ tướng thành lập tổ công tác, qua đó tác phong, lề lối làm việc của nhiều đơn vị cũng chuyển biến rất mạnh.

. Bộ trưởng có chịu sức ép gì khi đi xuống địa phương kiểm tra hay không?

+ Quan điểm của Tổ công tác là kiểm tra để phát hiện những khó khăn của đơn vị, qua đó phối hợp tháo gỡ, tìm giải pháp chứ không kiểm tra theo kiểu bới lông tìm vết.

Khi xuống kiểm tra, sức ép của tôi rất lớn bởi có hàng chục cơ quan báo chí tham gia giám sát. Điều này có lẽ tiền lệ chưa có. Nhiều bộ trưởng nói sao có nhiều nhà báo theo thế. Tôi nói tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là phải minh bạch, mà minh bạch là phải có cơ quan báo chí giám sát, chứ kiểm tra mà đóng cửa bảo nhau thì còn gì tính nghiêm minh nữa.

Nhưng sức ép từ báo chí vẫn chưa bằng việc xuống kiểm tra các bộ. Tôi là bộ trưởng, ủy viên Trung ương, người ta cũng là bộ trưởng, ủy viên Trung ương. Vì thế Tổ công tác làm gì cũng phải đúng vị thế, đúng mực, có trách nhiệm với đơn vị được kiểm tra. Ví dụ có bộ trưởng ý kiến ông là bộ trưởng thì tôi cũng là bộ trưởng, sao ông phê bình tôi. Tôi trả lời tôi không phê bình mà truyền đạt ý kiến của Thủ tướng, đề nghị bộ trưởng phải giải trình để Tổ công tác về báo cáo Thủ tướng. Khi làm việc xong, Tổ công tác đều có thông báo kết luận chứ không phải nói xong là thôi, đồng thời đưa ra yêu cầu bộ phải có kế hoạch thực hiện để báo cáo Thủ tướng.

Điều quan trọng nhất là làm sao để các bộ, ngành địa phương hiểu rằng đây là công việc chung, việc xây dựng đất nước. Khi làm việc với các bộ trưởng tôi vẫn nói rằng đây là việc chung thôi, còn tình cảm của tôi và anh chẳng có gì thay đổi cả.

Trên chuyển, dưới cũng phải chuyển mạnh

. Để xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động thì yếu tố con người hết sức quan trọng...

+ Để xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo là cả một quá trình chứ không phải nói một năm, hai năm mà hoàn thành được.Việc tổ chức thực hiện không thể trong chốc lát mà tạo ra nền tảng. Ngay sau khi được kiện toàn, Chính phủ đã ban hành quy chế làm việc, kế thừa quy chế cũ nhưng cũng đổi mới như phân cấp thẩm quyền mạnh vấn đề trách nhiệm cá nhân của thủ tướng, các phó thủ tướng, các bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.

Giờ vẫn là đầu nhiệm kỳ Chính phủ, thời gian chưa dài. Nhưng chắc chắn với tinh thần quyết tâm của Thủ tướng, các thành viên Chính phủ sẽ có những hành động rất quyết liệt.

. Vừa qua, trên diễn đàn Quốc hội, nhiều đại biu đánh giá trung ương chuyn động mnh nhưng địa phương s lan ta chưa mnh. Quan điểm của bộ trưởng về đánh giá này?

+ Tôi tin rằng trong quá trình thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, sự chuyển động sẽ lan tỏa đến cơ sở. Thực ra, để chuyển động cả hệ thống từ trung ương đến tận xã, phường thì không thể một chốc, một lát được. Ví dụ, muốn chuyển động đến huyện thì tỉnh phải chuyển động, muốn xã chuyển thì huyện phải làm gương trước, vì là cấp trên trực tiếp. Nhưng tôi chắc chắn cả hệ thống sẽ phải chuyển động vì Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng đều siết kỷ luật, kỷ cương.

Biện pháp thì đã có rồi, đó là phải hoàn thiện thể chế, hoàn thiện quy định; siết chặt kỷ luật, kỷ cương. Trung ương đã chuyển thì các địa phương cũng phải chuyển. Địa phương nào chuyển động quyết liệt thì dần dần sẽ lan tỏa xuống cơ sở. Thời buổi này, người dân không thể chấp nhận tư duy ông hiền lành là đạt phiếu cao. Bây giờ khác hoàn toàn, ông không làm, không năng động, không va chạm gì thì phiếu không cao đâu. Đánh giá cán bộ bây giờ là bằng hiệu quả công việc chứ không đánh giá bằng cảm tính.

. Xin cám ơn ông!

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm