Chuyện một người Mỹ yêu Sài Gòn

Tôi sinh ra và lớn lên ở thành phố San Diego, bang Califonia (Mỹ), cũng là nơi có nhiều người Việt sinh sống. Lớn lên một chút, tôi khá quan tâm đến văn hóa Việt Nam nhưng lúc đó chưa thể nào hiểu được cặn kẽ, đầy đủ về đất nước này. Rồi cuộc sống với những cơ duyên đặc biệt đã đưa tôi đến với Sài Gòn và với đất nước Việt Nam tươi đẹp.

Du lịch bụi xuyên Việt

Năm 1997, tôi lần đầu đặt chân đến Việt Nam khi vừa tốt nghiệp đại học. Hành trình đầu tiên của tôi là chuyến du lịch bụi xuyên Việt, từ Sài Gòn ra Hà Nội trong vòng một tháng bằng xe đò.

Điều ấn tượng nhất mỗi nơi tôi đến là khi lần bước vào quán cà phê, quán bia hơi hay quán ăn nào đó thì dường như người ta không để tôi phải ngồi một mình. Thời đó, đường Nguyễn Thái Học, quận 1 có rất nhiều quán bia hơi. Mỗi khi tôi bước vào quán, gọi một chai bia ngồi một mình thì người dân ở đó luôn mời: “Ồ, you, you… qua đây”! Tôi thấy rất thú vị mặc dù chưa biết nói tiếng Việt.

Người Sài Gòn dù nghèo hay giàu đều rất cởi mở. Họ muốn chia sẻ về đời sống của họ và thích nói chuyện về mọi thứ. Điều đó khiến tôi có cảm giác mọi người đều là nhà trí thức. Tôi nghĩ mình vừa tốt nghiệp đại học, cũng là trí thức nên tiếp xúc với họ tôi thích lắm. Ngay lập tức, tôi nhận thấy Việt Nam rất hay và quyết định sẽ nghiên cứu về đất nước này.

Tôi học ngành nhân học và đối với ngành học này, không có gì tuyệt vời bằng việc được sống, sinh hoạt và trò chuyện cùng với người dân bản địa. Để am hiểu về lịch sử đất nước, con người và văn hóa Việt Nam, tôi đã học và nói tiếng Việt rành rẽ. Thời điểm đó, rất nhiều người đã chọn Hà Nội hoặc các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng để nghiên cứu. Riêng tôi muốn nghiên cứu về Sài Gòn nên đã xin cô giáo dạy tiếng Việt cho phép tôi được học tiếng Việt giọng Sài Gòn. Trong suốt thời gian ở Sài Gòn, tôi nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quá trình đô thị hóa tại thành phố này.

Năm 2010, Erick Harms  chính thức nghiên cứu về đô thị hóa tại TP.HCM.  (Ảnh nhân vật cung cấp)

Người Sài Gòn chân chất

Có rất nhiều điều để tôi yêu mến Sài Gòn, trong đó điều tuyệt vời nhất là tinh thần của người dân. Chính hình ảnh và cuộc sống của người dân đã để lại cho tôi rất nhiều ấn tượng, cả những niềm vui, sự thú vị, có cả những nỗi buồn khi chứng kiến cuộc sống đầy bế tắc của họ.

Nhiều người gặp tôi thường hay hỏi: “Ô, hẳn là Erik yêu Sài Gòn lắm ha?”. Tôi nói tôi không thể yêu được một thành phố nếu không yêu con người nơi đó. Con người mới là quan trọng nhất, thành phố chỉ là cơ sở vật chất thôi. Một căn nhà xây bằng xi măng rồi đập đi cũng không sao, nhưng nếu làm hư đời sống của con người thì việc này làm cho tôi cảm thấy bứt rứt.

Thật tiếc là điều đó đã không thể tránh khỏi trong quá trình phát triển. Tôi còn nhớ rất rõ về ông ấy, một người dân sống bằng nghề chèo thuyền đưa khách du lịch trên sông Sài Gòn. Tôi biết ở Việt Nam thường có hai lối sống là thành thị và nông thôn và cả hai lối sống này đều có những điểm rất thú vị. Ở ông ấy đã quy tụ được cả hai lối sống này.

Ông có thói quen không mặc áo, mỗi ngày vui vẻ chèo thuyền chở khách du lịch trên sông để kiếm tiền. Tôi thấy ông rất hài lòng và hạnh phúc với cuộc sống mà mình đang có, cho đến khi ông được đưa lên một chung cư để tái định cư. Tôi rất ngạc nhiên vì một người hào sảng, dân dã như thế, sao có thể sống ở chung cư. Lên đó, ông mất căn nhà cũ, mất thuyền, mất luôn cả một lối sống lý tưởng mà ông đã xây dựng nên. Tôi thấy ông buồn lắm. Dĩ nhiên, tôi cũng rất buồn.

Nỗi buồn phố thị

Điều khiến tôi trăn trở và buồn nhất là có nhiều người phải rời xa mảnh đất đã từng gắn bó rất nhiều thế hệ để đến một nơi ở khác để xây dựng đô thị mới. Với họ, mỗi mảnh đất, mỗi căn nhà gắn liền với bao nhiêu kỷ niệm của nhiều thế hệ trong một gia đình.

Theo tôi hiểu về quan điểm của người Việt lâu nay, nếu mất đất thì không chỉ là mất giá trị tiền bạc mà là mất một phần hoặc mất hết quê hương của họ. Đây mới chính là thứ quan trọng nhất.

Quá trình nghiên cứu và cho đến tận bây giờ, tôi nhận thấy tư tưởng của người dân cũng đã thay đổi nhiều. Năm 1997, khi tôi đến Sài Gòn, người dân thành phố lúc đó còn nghèo nhưng lại có nhà ở cố định và căn nhà của họ từng là nơi sinh sống của ông bà tổ tiên nhiều đời. Họ thích được ở nhà dưới đất chứ không thích sống trong các căn hộ chung cư. Tuy nhiên, mỗi lần đến Sài Gòn, tôi lại chứng kiến một sự thay đổi. Người ta bắt đầu quy đất đai ra tiền bạc mà quên mất rằng miếng đất, căn nhà chính là lịch sử của mỗi gia đình, dòng họ, là nơi chôn nhau cắt rốn của biết bao thế hệ. Rộng ra nữa thì chính lịch sử của mỗi căn nhà góp vào dòng chảy lịch sử của cả thành phố.

Sài Gòn bây giờ gần như trở thành một xã hội di động. Nhiều người vừa mua một căn nhà để ở, nhưng thấy được giá thì sẽ cho thuê hoặc bán để mua chỗ khác để hưởng phần chênh lệch. Họ thích sống tại những căn hộ tiện nghi trong các khu đô thị sang trọng. Tôi không hiểu được gia đình di chuyển liên tục như vậy thì cuối cùng căn nhà của mình sẽ ở đâu, bàn thờ gia tiên ở đâu, làm đám giỗ chỗ nào. Nếu vậy, các giá trị truyền thống, vốn là nét đặc trưng quý giá của người Việt, sẽ dần mất đi. Điều này khiến cho tôi cảm thấy rất buồn, dù dĩ nhiên tôi hiểu ai cũng có nhu cầu được sống ở nơi có tiện nghi. Nói về mặt khoa học thì đó là quá trình chuyển đổi, tôi không đánh giá quá trình đó là tốt hay xấu, nhưng đó là điều rất đáng để suy nghĩ.

Erick Harms sinh năm 1974, hiện đang là phó giáo sư, tiến sĩ ngành nhân học tại Trường Đại học Yale, Mỹ. Năm 2000, anh chính thức đến TP.HCM để nghiên cứu về nhân học đô thị. Erik từng được Trường Đại học Cornell và Trường Đại học Yale (Mỹ) cấp học bổng để thực hiện các dự án nghiên cứu về đô thị tại TP.HCM.

Chuyện một người Mỹ yêu Sài Gòn ảnh 2

Erik từng xuất bản hai cuốn sách về đô thị hóa tại Sài Gòn: Saigon’s Edge: On the Margins of Ho Chi Minh City - tạm dịch: Bên lề Sài Gòn (xuất bản năm 2011) và cuốn Luxury & Rubble (Xa hoa và Đổ nát), xuất bản năm 2016.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tạm biệt một dòng sông

Tạm biệt một dòng sông

(PLO)- Thiên nhiên kỳ diệu và phi thường đã không thể giữ nổi dòng sông, thế nên  nó chỉ còn cách yên lặng lùi vào ký ức. 
Chòng chành một khúc sông

Chòng chành một khúc sông

(PLO)- Hình ảnh chiếc ghe hủ tiếu bà Đen như là một ký ức, một điều cuối cùng còn sót lại của hồn quê xưa.
Xóm Chà giờ đã nhạt phai

Xóm Chà giờ đã nhạt phai

(PLO)- Xóm Chà của tôi, xóm Lưới của anh. Những tên xóm như một chỉ dấu cho vùng đất ven sông đã từng trù phú, phì nhiêu. Giờ đây, ngay cả cái tên cũng đã mất dần.
Sinh mệnh của dòng sông

Sinh mệnh của dòng sông

(PLO)- Cái đuôi của con sông Mekong dài thứ bảy châu Á gãy gọn thành chín cái đuôi nước dài kéo tận ra Biển Đông. Trên chín dòng chảy đó là hàng triệu sinh kế, chọn lựa khác nhau… 
Sông quê, thiên đường tuổi dại

Sông quê, thiên đường tuổi dại

(PLO)- Quê nhà, dù phồn vinh hay lam lũ thì trong ký ức tuổi dại của mỗi người luôn là chốn thiên đường. Thiên đường tuổi dại của tôi là một khúc sông Hiếu sau nhà, nước trong văn vắt… 
Hiệu trưởng ‘soái ca’

Hiệu trưởng ‘soái ca’

(PLO)- Chưa đầy ba năm về Trường THPT Nguyễn Du giữ chức vụ quản lý, Hiệu trưởng Huỳnh Thanh Phú đã đem lại một luồng sinh khí mới cho ngôi trường.
Sông Hoài đang thở bên bờ Hội An

Sông Hoài đang thở bên bờ Hội An

(PLO)- Khi bạn thật lòng yêu thương sông Hoài, bạn sẽ đau lòng khi thấy nó đau, đôi khi chỉ vì một nhúm rác, một vỏ chai nhựa trôi lềnh bềnh…
Du sông tháng Giêng

Du sông tháng Giêng

(PLO)- Có lẽ ít có đô thị nào được thiên nhiên ưu đãi bằng TP.HCM, nơi có con sông Sài Gòn chảy qua và giao nhau với hai hệ thống sông lớn khác là Đồng Nai và Vàm Cỏ.
Chuyện lạ miền Tây

Chuyện lạ miền Tây

(PLO)- Việc nuôi thòi lòi làm thú cưng có lẽ là độc nhất vô nhị, chưa ai làm được.
Cây cầu mùa lũ và hoa anh đào mùa xuân

Cây cầu mùa lũ và hoa anh đào mùa xuân

(PLO)- Và dù thế nào đi nữa, những chùm hoa anh đào trắng tím phơn phớt hồng vẫn cứ nở đúng độ xuân về, cho lòng người còn nôn nao Tết, cho cây cầu khoác tấm áo mới mà đón xuân. 
Rời Sài Gòn, về chùa trong mây núi

Rời Sài Gòn, về chùa trong mây núi

(PLO)- Sống giữa thị thành đầy rẫy ồn ào, khói bụi, rất nhiều người đã chọn chùa trên núi cao cho hành trình tìm về bản ngã của mình.
Cùng xè mang 5S đi muôn nơi

Cùng xè mang 5S đi muôn nơi

(PLO)- Trên chiếc campervan, đôi vợ chồng cùng cậu con trai 5 tuổi đã thực hiện chuyến hành trình xuyên Việt.
Chợ tết phong vị xưa

Chợ tết phong vị xưa

(PLO)- Tối đến, chợ Tết tràn ngập ánh đèn, tràn ngập âm thanh vọng cổ, tân nhạc. Trẻ con đi chơi chợ Tết như đi vào một thế giới thần tiên, hồi hộp và vui nhộn.
Ăn rong hàng ‘độc’ Sài Gòn

Ăn rong hàng ‘độc’ Sài Gòn

(PLO)- Ba món độc được giới thiệu trong bài này nằm giữa kim tự tháp kẻ giàu - người nghèo, nghĩa là ai cũng có thể thưởng thức được.
Cái duyên của bầu Đức và thầy Park

Cái duyên của bầu Đức và thầy Park

(PLO)- Bầu Đức chơi một canh bạc lớn khi lặn lội qua tận Hàn Quốc mời HLV Park Hang-seo cùng lời hứa “lo từ A đến Z cho đội tuyển quốc gia đến khi nào vô địch Đông Nam Á mới thôi” và ông đã thành công.
Chúa sơn lâm, trùm hà bá!

Chúa sơn lâm, trùm hà bá!

(PLO)- Ông Lâm Tặc Tổ cho gọi con cháu họ Lâm về họp mặt cuối năm. Năm nay nhờ rừng trụi lũi, hết sạch những cây cổ thụ nên dòng họ Lâm phất như diều gặp gió. Đám con cháu đi ô tô bóng loáng, sang trọng về không thiếu mống nào.
Độc đáo bánh canh khô Xì phố

Độc đáo bánh canh khô Xì phố

(PLO)- Bánh canh trộn, hay bánh canh khô với tô nước lèo để riêng là phiên bản mới xuất hiện, bắt đầu được nhân rộng ở Sài Gòn bao dung, từ đất, đến người và cả ẩm thực...