Giữa thời đại công nghệ lên ngôi, smartphone đã trở thành vật bất ly thân của hàng triệu người. Nhưng ít ai nhận ra rằng, một số ứng dụng Android tưởng chừng vô hại lại đang ngấm ngầm tiêu thụ dữ liệu, bộ nhớ trong và ảnh hưởng đến hiệu suất của điện thoại.
Dưới đây là những ứng dụng phổ biến mà các chuyên gia bảo mật khuyên bạn nên gỡ bỏ ngay lập tức, nếu bạn còn quan tâm đến sự an toàn và chất lượng cuộc sống của mình trong không gian số.


1,5 triệu hình ảnh nhạy cảm bị rò rỉ vì lý do bất ngờ
(PLO)- Một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng vừa được phát hiện trên các ứng dụng hẹn hò, khiến khoảng 1,5 triệu hình ảnh nhạy cảm của người dùng bị rò rỉ trên Internet.
1. Mạng xã hội: Ma trận vô hình của sự phân tâm
Các nền tảng như Instagram, TikTok hay Facebook được thiết kế để giữ chân người dùng càng lâu càng tốt. Bạn có thể dễ dàng rơi vào vòng xoáy của những đoạn video ngắn gây nghiện, liên tục cuộn không ngừng, một cơ chế được thuật toán tối ưu hóa nhằm duy trì thời gian sử dụng càng nhiều càng tốt.
Đằng sau sự tiện lợi là cả một hệ thống theo dõi hành vi, thu thập dữ liệu người dùng từ mọi chuyển động trong ứng dụng đến cả những gì bạn làm ngoài đời thực, nhờ các trình theo dõi, cookie, plugin ẩn.
Tuy việc xóa bỏ hoàn toàn các mạng xã hội có thể là một quyết định khó khăn, nhưng bạn vẫn có thể tự bảo vệ mình bằng cách điều chỉnh các cài đặt quyền riêng tư, tắt thông báo đẩy và chuyển sang sử dụng phiên bản web.

2. Tinder: Hẹn hò qua mạng - cảm xúc thật, rủi ro thật
Ứng dụng hẹn hò nổi tiếng Tinder thu hút hàng triệu người dùng với lời hứa về những cuộc gặp gỡ đầy tiềm năng. Nhưng thực tế, hành trình tìm kiếm một mối quan hệ ý nghĩa trên nền tảng này lại không hề dễ dàng.
Người dùng miễn phí thường xuyên bị “chìm nghỉm” trong thuật toán ưu tiên tài khoản trả phí, khiến khả năng kết nối trở nên hạn chế.
Không chỉ vậy, Tinder cũng trở thành mảnh đất màu mỡ cho các chiêu trò lừa đảo tình cảm, nơi kẻ gian lợi dụng lòng tin và cảm xúc để trục lợi tài chính. Nhiều người sau một thời gian sử dụng cảm thấy mỏi mệt với các cuộc trò chuyện nhạt nhòa.
Có lẽ đã đến lúc bạn cân nhắc tạm ngưng Tinder và tìm lại sự kết nối thật sự thông qua những mối quan hệ đời thực, nơi cảm xúc được vun đắp chậm rãi, chân thành và rõ ràng hơn.


Hơn 14 triệu tài khoản bị lộ tại Việt Nam
(PLO)- Bạn có chắc tài khoản của mình an toàn? Trong năm qua, hơn 14 triệu tài khoản bị lộ tại Việt Nam, kéo theo vô số hệ lụy đáng báo động.
3. UC Browser
Ra mắt từ năm 2014, UC Browser từng là một trong những trình duyệt phổ biến nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên, danh tiếng của ứng dụng này đã bị phủ bóng bởi hàng loạt bê bối liên quan đến bảo mật. Các nghiên cứu cho thấy trình duyệt này từng để lộ thông tin nhạy cảm của người dùng như số IMEI, IMSI, địa chỉ MAC và vị trí – mà không hề được mã hóa đúng chuẩn.
Mặc dù Google từng xóa UC Browser khỏi Play Store vào năm 2017 vì những hành vi vi phạm chính sách, nhưng ứng dụng này vẫn nhiều lần quay trở lại dưới hình thức khác. Nếu bạn đang sử dụng UC Browser, hãy suy nghĩ lại, bởi có rất nhiều lựa chọn thay thế vừa nhanh, vừa an toàn như Chrome, Brave hay Firefox.

4. Truecaller: Hữu ích nhưng xâm phạm quyền riêng tư
Truecaller được xem là “lá chắn” hữu hiệu cho những ai thường xuyên bị làm phiền bởi các cuộc gọi rác. Ứng dụng này có khả năng xác định số lạ, chặn cuộc gọi spam và hiển thị thông tin người gọi. Nhưng để làm được điều đó, nó phải tiếp cận sâu vào danh bạ và nhật ký cuộc gọi của bạn.
Thậm chí, Truecaller còn “ép” trở thành trình quay số và ứng dụng tin nhắn mặc định. Với mức độ can thiệp như vậy, bạn nên cân nhắc liệu sự tiện dụng có đáng đánh đổi với quyền riêng tư của chính mình?

5. VivaVideo: Đẹp một phút, dính bẫy cả đời
VivaVideo từng là ứng dụng chỉnh sửa video đình đám với loạt hiệu ứng độc đáo, được hàng triệu người dùng tin tưởng. Tuy nhiên, đằng sau giao diện thân thiện là các hành vi đáng ngờ.
Theo báo cáo của công ty Upstream, chỉ trong năm 2020, VivaVideo đã bị phát hiện thực hiện hơn 20 triệu giao dịch ngầm trên di động, có khả năng gây thất thoát hàng triệu đô la thông qua hình thức gian lận quảng cáo.
Các quảng cáo hiển thị ngầm và click giả tạo khiến nhà quảng cáo bị lừa, còn người dùng thì trả giá bằng hiệu suất thiết bị và dữ liệu cá nhân. Nếu bạn chỉ cần chỉnh sửa video cơ bản, hãy chuyển sang những ứng dụng đáng tin cậy hơn như CapCut, VN hoặc InShot.

6. Máy quét QR: Nhỏ gọn nhưng độc hại
Ứng dụng quét mã QR tưởng như vô hại, nhưng thực tế, nhiều ứng dụng thuộc loại này lại là bẫy dữ liệu đúng nghĩa. Một trong số đó là QR & Barcode Scanner Pro, từng bị người dùng tố cáo trên Google Play vì chuyển hướng đến các trang web giả mạo nhằm đánh cắp thông tin thẻ tín dụng.
Thật ra, bạn không cần cài thêm bất cứ ứng dụng nào để quét mã QR, bởi hầu hết các smartphone Android hiện đại đều đã tích hợp sẵn tính năng này trong camera.

7. Ứng dụng tôn giáo
Không ai nghĩ rằng những ứng dụng dành cho việc thực hành tôn giáo lại có thể tiềm ẩn rủi ro bảo mật. Nhưng theo các nghiên cứu của Proofpoint, nhiều app như Muslim Pro hay YouVersion từng bị nghi ngờ thu thập và chia sẻ dữ liệu người dùng, bao gồm cả vị trí, danh tính với bên thứ ba.
Thậm chí, có trường hợp ứng dụng này để xảy ra các vụ việc nghiêm trọng như trẻ vị thành niên bị kẻ lạ tiếp cận trong cộng đồng trực tuyến.

Nhìn chung, việc gỡ bỏ ứng dụng độc hại không chỉ giúp bảo vệ thông tin cá nhân mà còn giúp bạn lấy lại quyền làm chủ thời gian, tinh thần và cuộc sống của chính mình.

3 cách tra cứu phạt nguội không bị mất tiền
(PLO)- Nhu cầu tra cứu phạt nguội tăng cao đang tạo kẽ hở cho nhiều ứng dụng di động "gài bẫy" người dùng đăng ký các gói trả phí tự động. Để tránh mất tiền oan, bạn chỉ nên sử dụng các kênh tra cứu phạt nguội chính thống, miễn phí.
Ý kiến bạn đọc
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu