11 sự thật thú vị về Nintendo (Phần 1)

Nintendo là một trong những “ông trùm” hiếm hoi của ngành công nghiệp trò chơi còn tồn tại cho đến ngày nay. Từ một nhà chế tạo băng đĩa và máy chơi game, Nintendo đã tham gia sản xuất và sáng tạo ra không biết bao nhiêu nhân vật huyền thoại một thời như anh thợ sửa ống nước Mario chẳng hạn. Nintendo có trụ sở đầu tiên và chính thức của họ tại Kyoto – một thành phố của Nhật Bản. Chính vì là một công ty Nhật hữu, nên Nintendo luôn rất khó khăn trong việc thay đổi văn hóa của công ty, để có thể trở nên hòa hợp với các sản phẩm đến từ phương tây, nơi mà thị phần chơi game luôn năm ở mức cao trên thế giới.

Sau đây là chuỗi bài về 11 sự thật thú vị của Nintendo mà không phải ai cũng biết.

SNES-CD

Vào năm 1988, Ken Kutaragi  - chủ tịch của hãng Sony Computer Entertainment nhận ra ngành công nghiệp game đang rất có tiềm năng phát triển, nên ông muốn phối hợp với Nintendo để tạo nên con chip cho hệ máy chơi game tiếp theo. Với hợp đồng này, cỗ máy Super Nintendo sẽ có khả năng chơi game bằng những chiếc đĩa CD-ROM, vốn có dung lượng lưu trữ cao hơn rất nhiều so với băng từ trước đó của Nintendo. Nhưng đến năm 1991, Nintendo bỗng nhiên hủy hợp đồng trên với Sony, thay vào đó, hãng lại “bắt tay” với Philips để sản xuất ổ CD này. Máy chơi game mang tên gọi SNES-CD đã không bao giờ được sản xuất, và “mối thù ngàn năm” giữa Sony và Nintendo cũng từ đó mà sinh ra, vốn không thể nào hàng gắn được, đi cùng với sự xuất hiện hai đại kình địch tồn tại cho đến ngày nay là Sony Playstation và dòng máy chơi game Nintendo.

 "Ông tổ" của Sony Playstation!

Băng hộp cũ kĩ

Đến tận năm 1996, Nintendo mới bắt đầu có những động thái muốn nâng cấp cỗ máy chơi game của họ, trong khi đó Sony Playstation và Sega Saturn đã đi trước rất xa bằng việc sử dụng đĩa CD-ROM, với dung lượng lưu trữ cao và giá thành rẻ hơn rất nhiều. Nintendo có vẻ không muốn “hạ thấp mình” bằng việc đi lại con đường của đối thủ, vì vậy, họ vẫn tiếp tục trung thành với những chiếc hộp-đựng-game, mà trẻ con bên ta hay gọi là điện tử băng. Dù những chiếc băng-hộp này tải game nhanh hơn CD, nhưng vì hạn chế về mặt lưu trữ đã khiến cho hãng này mất đi rất nhiều tựa game hay, vốn đã thuộc về tay Sony sau đó, có thể kể đến như series huyền thoại Final Fantasy trên hệ máy Playstation.

Một chiếc đĩa CDROM có thể chứa từ hai cho đến vài chục tựa game trên hộp-băng của Nintendo 

64DD

Ngay sau khi nhận ra việc sử dụng hộp-băng điện tử trên chiếc máy chơi game mới nhất của mình là sai lầm, Nintendo đã tìm mọi cách để “chữa cháy” bằng cách tạo ra một thiết bị gọi là “máy đọc đĩa CD-ROM” cho chiếc Nintendo 64. Chính diều này đã làm tiêu tốn của hãng một lượng thời gian khổng lồ để nghiên cứu và phát triển thiết bị… nửa nạc nữa mở, đến tận năm 1999, sản phẩm này mới chính thức ra mắt, và lúc này thật ra cũng đã… quá trễ cho Nintendo. Chỉ có đúng 9 tựa game được phát hành cho hệ máy 64DD.

Đọc thêm