1. Kiểm soát hoạt động trên Facebook
Có thể bạn sẽ không biết được mình đã bị dính vào một số hoạt động không mấy tốt đẹp trên Facebook nếu không theo dõi mục Activities mỗi ngày. Bởi vì chỉ đơn giản như thao tác nhấn vào một liên kết trên Facebook, bạn đã có thể bị mã ẩn gây hại.
Chẳng hạn, việc tự động mời bạn bè tham gia ứng dụng, tự động đăng tải một nội dung khiêu dâm hay tự động tham gia các hoạt động phi pháp,... Do đó, rất có thể bạn sẽ bị mọi người báo cáo với Facebook rằng bạn hoạt động mờ ám, và Facebook sẽ xem xét khóa tài khoản của bạn.
2. Đừng kết bạn lung tung
Gửi yêu cầu kết bạn tới tất cả mọi người mà bạn thấy là hành động đưa bạn tới con đường bị chặn kết bạn. Do đó, chỉ gửi yêu cầu kết bạn tới những ai mà bạn thật sự quan tâm. Ngoài ra, cũng cần kiểm duyệt kỹ những lời mời kết bạn vì những người bạn lạ biết đâu sẽ báo cáo xấu bạn tới Facebook.
3. Không đăng thông tin câu Like, nhảm nhí
Facebook đủ thông minh để phát hiện các thông tin nhảm, thông tin chỉ nhằm mục đích câu Like trắng trợn. Để không bị khóa tài khoản, tốt nhất bạn hãy hoạt động trên mạng xã hội này một cách trong sáng.
4. Hạn chế đăng nhập tài khoản ở nhiều thiết bị, nhiều vị trí
Cũng là một công cụ tự động của Facebook, nó có khả năng đánh giá tài khoản người dùng có đang bị hacker chiếm dụng hay không, thông qua thông tin tài khoản đăng nhập từ các vị trí cách xa nhau trong những khoảng thời gian ngắn hay từ nhiều thiết bị.
5. Khai báo địa chỉ email thật, tên thật
Hãy chắc chắn là bạn đang làm chủ email tài khoản Facebook của mình để kịp thời cập nhật mọi thông tin mới từ Facebook, cũng như lấy lại tài khoản khi bị mất cắp. Bên cạnh đó, dùng tên thật cũng là một điều bạn cần chú ý tới, song đó không phải là yếu tố quan trọng, bởi thao tác này chỉ nhằm giúp bạn lấy lại tài khoản về sau là chính.
(Theo Khampha / VNN)