Phần mềm độc hại hoặc virus có thể lây nhiễm vào máy tính bằng rất nhiều cách khác nhau, đơn cử như USB, email, tin nhắn… Dưới đây là một số dấu hiệu để nhận biết máy tính đã bị nhiễm phần mềm độc hại.
Xem thêm: Những dấu hiệu nhận biết smartphone đã bị nhiễm mã độc - Theo báo cáo của Microsoft, Việt Nam là một trong năm quốc gia có tỉ lệ lây nhiễm mã độc cao nhất thế giới.
1. Máy tính chậm bất thường
Phần mềm độc hại và virus thường có xu hướng làm chậm toàn bộ hệ thống, khiến máy tính khởi động lâu hơn. Bạn có thể thấy rõ việc này khi chuyển đổi tập tin qua lại giữa nhiều thiết bị hoặc khi truy cập Internet.
Internet chậm bất thường phần nhiều đều do phần mềm độc hại.
2. Ứng dụng lỗi thường xuyên
Nếu thấy ứng dụng thường bị crash hoặc gặp sự cố, nhiều khả năng phần mềm độc hại đã xâm nhập vào máy tính và gây hư hỏng các tập tin trên hệ thống. Nặng hơn nữa là thiết bị liên tục xuất hiện màn hình xanh chết chóc.
3. Mất nhiều thời gian để mở ứng dụng
Khi thấy thời gian mở ứng lâu hơn so với bình thường, bạn nên sử dụng phần mềm diệt virus để quét toàn bộ máy tính. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường, người dùng chỉ cần cách ly nó khỏi hệ thống, đồng thời cài đặt lại các ứng dụng đang gặp lỗi.
Xem thêm: Hãy gỡ 40 ứng dụng độc hại sau khỏi smartphone - Các nhà nghiên cứu thuộc công ty bảo mật Check Point vừa phát hiện ra một loại phần mềm độc hại mới, nằm ẩn bên trong hơn 40 ứng dụng trên Google Play.
4. Popups liên tục xuất hiện
Khi lướt web, nếu thấy các popups quảng cáo liên tục xuất hiện, bạn chỉ cần tắt chúng đi và không nên tò mò nhấp vào để tránh nguy cơ bị tấn công tăng cao hơn.
5. Tường lửa và trình chống virus bị vô hiệu hóa
Nhiều loại phần mềm độc hại sau khi xâm nhập vào máy tính sẽ tự động vô hiệu hóa tường lửa và trình chống virus trên máy tính. Mục đích chính của phần mềm là để mở đường cho các tập tin độc hại, virus khác xâm nhập tiếp vào hệ thống.
Virus sẽ tự động vô hiệu hóa tường lửa và phần mềm bảo mật.
6. Tự động chuyển tiếp sang các trang web độc hại
Khi lướt web, nếu thấy trình duyệt bỗng nhiên mở ra các trang web lạ hoặc cảnh báo máy tính thiếu flash player, plugin… thì rất có thể hệ thống đã dính phần mềm độc hại. Để giải quyết vấn đề này, bạn hãy truy cập vào phần cài đặt của trình duyệt và xóa bỏ cookies, bộ nhớ cache và lịch sử lướt web.
7. Lưu lượng Internet tăng đột biến
Tùy thuộc vào loại virus và phần mềm độc hại trên máy tính, chúng sẽ âm thầm gửi dữ liệu, tập tin cá nhân về máy chủ do tin tặc chỉ định, điều này sẽ khiến dung lượng Internet tăng đột biến. Tất nhiên, khi băng thông bị chiếm dụng, tốc độ truy cập mạng sẽ chậm hơn so với bình thường.
Để hạn chế vấn đề này, người dùng có thể cài đặt một số ứng dụng giám sát hệ thống như NetWorx Portable, iTraffic Monitor hoặc GlassWire. Đối tượng nước ngoài phát hiện nên được loại bỏ càng sớm càng tốt.
Giám sát hệ thống kỹ hơn bằng phần mềm Glasswire.
8. Nhận được các email và bài viết đáng ngờ trên mạng xã hội
Bên cạnh các phương pháp lan truyền thông thường, virus và phần mềm độc hại dạo gần đây còn tấn công thông qua email và các đường link độc hại trên mạng xã hội. Khi thấy các liên kết đáng ngờ, bạn không nên nhấp vào để tránh bị mất tài khoản Facebook và nhiễm phần mềm độc hại.
9. Xuất hiện các tập tin shortcut
Khi thấy các file shortcut xuất hiện trên ổ đĩa hoặc màn hình desktop, chắc chắn máy tính của bạn đã bị nhiễm virus. Loại virus này khá phổ biến, chúng thường ẩn tập tin/thư mục và hiển thị thay thế bằng các shortcut không có nội dung. Để khắc phục, bạn chỉ cần cài đặt ứng dụng FixAttrib tại địa chỉ https://goo.gl/MUE0Es hoặc https://goo.gl/nj2T17.
Xem thêm: Giải pháp bảo mật khi rút tiền tại trạm ATM - Trang Krebs on Security vừa đưa ra cảnh báo về công nghệ trộm tiền kiểu mới trên ATM được gọi là periscope (skimmer), một loại thiết bị siêu nhỏ chuyên chụp lại các thao tác trên bàn phím nhằm ăn cắp thông tin thẻ.