Sành công nghệ nhưng đôi khi các ông chồng vẫn dễ bị vợ qua mặt.
Theo dõi thì mặc theo dõi
Sau loạt bài Bi hài chuyện rình vợ cặp bồ bằng iPhone, các diễn đàn trên mạng đã có thêm nhiều câu chuyện tìm hiểu cách cài đặt, bày mưu sử dụng iPhone và các thiết bị công nghệ di động để theo dõi người thân.
Theo dõi chồng có, vợ có, con đang tuổi dậy thì có và cả chuyện con cái theo dõi bố vì nghi cụ đi chơi "trống bỏi". Tuy nhiên, không ít trong số đó là những tâm sự rất thật của những bà vợ đã trốn chồng đi ngoại tình, cũng như ngoài việc hỏi cách phát hiện máy bị theo dõi thì cũng có người chia sẻ cách "Tôi đã qua mặt chồng như thế nào".
Trong một phản hồi chia sẻ trên mạng, chị K.L. viết: "Hồi đầu lão chồng dí cho chiếc iPhone 4 trắng, cứ tưởng lão xưa nay say xỉn tối ngày bỗng dưng tử tế để giữ vợ giữ con. Ai dè vì lão nghe phong phanh được mình "say nắng" nên nghĩ trò mưu mẹo này để bắt tại trận mình, may mà đọc báo phát hiện ra mưu đồ".
Sau khi nhờ cậu em kiểm tra, biết máy mình bị cài Mobile Me và bị theo dõi qua hệ thống của Apple, chị K.L. đã tức tốc tìm cách xử lý vấn đề mà theo chị vẫn không "manh động" để chồng nghi ngờ thêm.
Sau một hồi được tư vấn, chị đã quyết định dùng dịch vụ Call Divert (chuyển tiếp cuộc gọi) của nhà mạng để qua mặt. Vậy là, cứ sáng sáng, chiếc iPhone 4 của chị vứt ở tủ làm việc ở văn phòng với số máy chính, nhưng lại chuyển hướng cuộc gọi sang một thuê bao khác. Mặc cho anh chồng có kiểm tra bao nhiêu lần, gọi vào máy thì vẫn thấy máy đổ chuông, hệ thống định vị của Apple vẫn báo điện thoại ở... toà nhà văn phòng làm việc, hoàn toàn yên tâm.
Trong một tình huống khác, có bà vợ còn cao tay hơn khi bỏ thời gian nghiên cứu công nghệ để qua mặt chồng một cách toàn diện. Chị K.N, nhà ở Thanh Xuân, Hà Nội thổ lộ: "Muốn qua mặt lão chồng cũng chẳng có gì khó, lão theo dõi mình được thì mình cũng theo dõi lão được để đối phó".
Vốn cả 2 vợ chồng đều dùng đồ Apple, chị đã lén cài phần mềm keylogger vào máy iPhone 4S (đã jailbreak) của chồng và chương trình đều đặn ghi lại những hoạt động sử dụng điện thoại của chủ máy (nhắn tin, gọi điện, email...) rồi sau đó gửi tất cả về 1 địa chỉ thư xác lập trước để chị dễ bề kiểm soát và đối phó. Vậy là khi chưa kịp theo dõi chị thì lịch sử cuộc hẹn của quý ông tội nghiệp kia đã bị bắt thóp toàn bộ, đến lúc cãi nhau ông chồng chỉ biết cứng họng bởi mình cũng "có mùi" nghi vấn.
Sau loạt bài Bi hài chuyện rình vợ cặp bồ bằng iPhone, các diễn đàn trên mạng đã có thêm nhiều câu chuyện tìm hiểu cách cài đặt, bày mưu sử dụng iPhone và các thiết bị công nghệ di động để theo dõi người thân.
Theo dõi chồng có, vợ có, con đang tuổi dậy thì có và cả chuyện con cái theo dõi bố vì nghi cụ đi chơi "trống bỏi". Tuy nhiên, không ít trong số đó là những tâm sự rất thật của những bà vợ đã trốn chồng đi ngoại tình, cũng như ngoài việc hỏi cách phát hiện máy bị theo dõi thì cũng có người chia sẻ cách "Tôi đã qua mặt chồng như thế nào".
Trong một phản hồi chia sẻ trên mạng, chị K.L. viết: "Hồi đầu lão chồng dí cho chiếc iPhone 4 trắng, cứ tưởng lão xưa nay say xỉn tối ngày bỗng dưng tử tế để giữ vợ giữ con. Ai dè vì lão nghe phong phanh được mình "say nắng" nên nghĩ trò mưu mẹo này để bắt tại trận mình, may mà đọc báo phát hiện ra mưu đồ".
Sau khi nhờ cậu em kiểm tra, biết máy mình bị cài Mobile Me và bị theo dõi qua hệ thống của Apple, chị K.L. đã tức tốc tìm cách xử lý vấn đề mà theo chị vẫn không "manh động" để chồng nghi ngờ thêm.
Sau một hồi được tư vấn, chị đã quyết định dùng dịch vụ Call Divert (chuyển tiếp cuộc gọi) của nhà mạng để qua mặt. Vậy là, cứ sáng sáng, chiếc iPhone 4 của chị vứt ở tủ làm việc ở văn phòng với số máy chính, nhưng lại chuyển hướng cuộc gọi sang một thuê bao khác. Mặc cho anh chồng có kiểm tra bao nhiêu lần, gọi vào máy thì vẫn thấy máy đổ chuông, hệ thống định vị của Apple vẫn báo điện thoại ở... toà nhà văn phòng làm việc, hoàn toàn yên tâm.
Trong một tình huống khác, có bà vợ còn cao tay hơn khi bỏ thời gian nghiên cứu công nghệ để qua mặt chồng một cách toàn diện. Chị K.N, nhà ở Thanh Xuân, Hà Nội thổ lộ: "Muốn qua mặt lão chồng cũng chẳng có gì khó, lão theo dõi mình được thì mình cũng theo dõi lão được để đối phó".
Vốn cả 2 vợ chồng đều dùng đồ Apple, chị đã lén cài phần mềm keylogger vào máy iPhone 4S (đã jailbreak) của chồng và chương trình đều đặn ghi lại những hoạt động sử dụng điện thoại của chủ máy (nhắn tin, gọi điện, email...) rồi sau đó gửi tất cả về 1 địa chỉ thư xác lập trước để chị dễ bề kiểm soát và đối phó. Vậy là khi chưa kịp theo dõi chị thì lịch sử cuộc hẹn của quý ông tội nghiệp kia đã bị bắt thóp toàn bộ, đến lúc cãi nhau ông chồng chỉ biết cứng họng bởi mình cũng "có mùi" nghi vấn.
iPhone và các thiết bị di động không dây trở thành trợ thủ bất đắc dĩ trong công cuộc theo dõi người thân.
Mèo nào cắn mỉu nào
Với việc công nghệ phổ biến và dễ tiếp cận như hiện nay, nhiều người chỉ qua vài lần chỉ dẫn là đã làm "nhoay nhoáy" các thao tác cài đặt và theo dõi từ xa bằng công nghệ. Điều đáng nói là, trong cái cuộc đấu "quân ta đánh quân mình" kiểu này, sự hơn thua được phân định bằng khả năng rành... công nghệ.
Trong đoạn cuối thư tâm sự, chị K.L. viết: "Làm thế này tôi cũng mệt mỏi lắm và đôi khi cũng thấy tội lỗi. Nhưng cũng vì chồng không tử tế, suốt ngày bia rượu, gái gú phòng nhất phòng nhì nên tôi mới vậy. Mỗi tuần tôi lại phải nạp thẻ 300 ngàn/lần bởi chuyển tiếp cuộc gọi rất tốn tiền cước, nếu không nạp lỡ chẳng may hết tiền, chồng gọi vào báo lỗi là hỏng hẳn".
Chị cũng thừa nhận, ngoài việc qua mặt được sự theo dõi từ cuộc gọi hay hệ thống định vị của chồng thì phương án này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đó là khi tin nhắn gửi đến sẽ không được Divert và nhiều tin nhắn quan trọng của đối tác và thậm chí của chồng sẽ không thể kiểm tra, hồi âm tức thì nếu như không cầm máy, dễ làm người khác sinh nghi.
Mặc dù vậy, vẫn có những bà vợ gan lì tướng quân, sử dụng đủ mọi cách để trốn. Như trường hợp chị Hồng Nhung, nhân viên truyền thông tại Hà Nội thì có thói quen "xoè quạt" do đặc thù công việc nhàn nhã. Chồng không thể kiểm tra được bởi gọi đồng nghiệp của chị thì cũng đang là..."một chân" của bộ tứ "phỏm". Vậy là cứ căn cứ theo việc vợ có online ở Yahoo hay không, nếu chat tức là đang ở... văn phòng.
Không phải tay vừa, chị Nhung cũng sắm ngay iPad 3G và cài phần mềm Teamviewer cho iOS, rồi học cách sử dụng để có thể kết nối từ xa về máy tính tại văn phòng và chat Yahoo Messenger như... đang ở đấy.
Thực tế cho thấy, những dấu hiệu theo dõi nhau đều xuất phát từ niềm tin bị đổ vỡ và gia đình có dấu hiệu rạn nứt. Một người trong cơn ghen muốn tìm mọi cách theo sát người kia để bắt quả tang, còn kẻ ăn vụng thì ra sức chùi mép. Xung đột đó biến thành một cuộc đấu trí mà sự thắng thua đôi khi không phải là ai bắt được ai, mà nó ghi dấu bằng sự đổ vỡ và tờ giấy ly hôn.
Với việc công nghệ phổ biến và dễ tiếp cận như hiện nay, nhiều người chỉ qua vài lần chỉ dẫn là đã làm "nhoay nhoáy" các thao tác cài đặt và theo dõi từ xa bằng công nghệ. Điều đáng nói là, trong cái cuộc đấu "quân ta đánh quân mình" kiểu này, sự hơn thua được phân định bằng khả năng rành... công nghệ.
Trong đoạn cuối thư tâm sự, chị K.L. viết: "Làm thế này tôi cũng mệt mỏi lắm và đôi khi cũng thấy tội lỗi. Nhưng cũng vì chồng không tử tế, suốt ngày bia rượu, gái gú phòng nhất phòng nhì nên tôi mới vậy. Mỗi tuần tôi lại phải nạp thẻ 300 ngàn/lần bởi chuyển tiếp cuộc gọi rất tốn tiền cước, nếu không nạp lỡ chẳng may hết tiền, chồng gọi vào báo lỗi là hỏng hẳn".
Chị cũng thừa nhận, ngoài việc qua mặt được sự theo dõi từ cuộc gọi hay hệ thống định vị của chồng thì phương án này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đó là khi tin nhắn gửi đến sẽ không được Divert và nhiều tin nhắn quan trọng của đối tác và thậm chí của chồng sẽ không thể kiểm tra, hồi âm tức thì nếu như không cầm máy, dễ làm người khác sinh nghi.
Mặc dù vậy, vẫn có những bà vợ gan lì tướng quân, sử dụng đủ mọi cách để trốn. Như trường hợp chị Hồng Nhung, nhân viên truyền thông tại Hà Nội thì có thói quen "xoè quạt" do đặc thù công việc nhàn nhã. Chồng không thể kiểm tra được bởi gọi đồng nghiệp của chị thì cũng đang là..."một chân" của bộ tứ "phỏm". Vậy là cứ căn cứ theo việc vợ có online ở Yahoo hay không, nếu chat tức là đang ở... văn phòng.
Không phải tay vừa, chị Nhung cũng sắm ngay iPad 3G và cài phần mềm Teamviewer cho iOS, rồi học cách sử dụng để có thể kết nối từ xa về máy tính tại văn phòng và chat Yahoo Messenger như... đang ở đấy.
Thực tế cho thấy, những dấu hiệu theo dõi nhau đều xuất phát từ niềm tin bị đổ vỡ và gia đình có dấu hiệu rạn nứt. Một người trong cơn ghen muốn tìm mọi cách theo sát người kia để bắt quả tang, còn kẻ ăn vụng thì ra sức chùi mép. Xung đột đó biến thành một cuộc đấu trí mà sự thắng thua đôi khi không phải là ai bắt được ai, mà nó ghi dấu bằng sự đổ vỡ và tờ giấy ly hôn.
Theo Vương Long (VNN)