Đây là phương thức thanh toán không tiền mặt phổ biến nhất hiện nay

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(PLO)- Giao dịch thanh toán không tiền mặt tăng trưởng ấn tượng trong năm 2023, trong đó nổi bật nhất phải kể đến phương thức thanh toán bằng QR Code.

1. Bùng nổ thanh toán không tiền mặt

Theo số liệu Ngân hàng Nhà nước trong, trong 11 tháng đầu năm 2023, so với cùng kỳ năm 2022, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục có sự tăng trưởng tích cực: Giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt gần 10,15 tỉ giao dịch với giá trị đạt hơn 197,23 triệu tỉ đồng (tăng 49,95% về số lượng và giảm 0,71% về giá trị).

- Qua kênh Internet đạt hơn 1,94 tỉ giao dịch với giá trị đạt gần 52,23 triệu tỉ đồng (tăng 56,60% về số lượng và 5,80% về giá trị).

- Qua kênh điện thoại di động đạt gần 7,13 tỉ giao dịch với giá trị đạt gần 49,44 triệu tỉ đồng (tăng 61,14% về số lượng và 11,65% về giá trị).

- Qua phương thức QR code đạt hơn 182,61 triệu giao dịch với giá trị đạt gần 116,22 ngàn tỉ đồng (tăng 171,68% về số lượng và 74,16% về giá trị).

- Qua POS là gần 670,48 triệu giao dịch với giá trị đạt gần 1,13 triệu tỉ đồng (tăng 18,77% về số lượng và 20,64% về giá trị).

Điều tích cực từ những con số “biết nói” kể trên là thanh toán không tiền mặt không chỉ nổi bật trong khối tự doanh ở nhiều lĩnh vực mà ngay trong dịch vụ hoá đơn, nơi người dân quen thuộc với cách thanh toán truyền thống cũng đã có bước chuyển dịch lớn.

Theo trao đổi với nhiều đơn vị, chi phí được chia sẻ trên mỗi giao dịch vẫn chưa đủ bù chi phí vận hành hệ thống nói chung nên nhiều đơn vị trung gian thanh toán vẫn đang chấp nhận chịu lỗ để xây dựng mạng lưới, mở rộng thị phần.

2. QR code tăng gấp 3 lần, phổ biến với đơn hàng giá trị nhỏ

Số liệu của Payoo cho thấy giá trị giao dịch bằng QR code tăng gấp 3 lần trong khi giao dịch thẻ nội địa chỉ tăng hơn 10%, thẻ quốc tế tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi các giao dịch sử dụng thẻ quốc tế thường phổ biến với những đơn hàng giá trị cao thì phương thức thanh toán bằng QR code lại được ưa chuộng cho những đơn hàng giá trị nhỏ.

Phương thức thanh toán bằng QR code được yêu thích nhất
Phương thức thanh toán bằng QR code được yêu thích nhất, thúc đẩy thanh toán không tiền mặt.

Trong bối cảnh QR code đang được cả xã hội ủng hộ, các ngân hàng và trung gian thanh toán cũng nhanh chóng “vào cuộc” và cho ra mắt những tiện ích như QR đa năng, chấp nhận cả QR ví điện tử và ứng dụng ngân hàng hay dịch vụ báo có vào tài khoản.

3. Fintech nỗ lực thể hiện vai trò cánh tay nối dài của ngân hàng

Nhiều năm qua, Fintech vẫn đóng vai trò là cánh tay nối dài của hệ thống ngân hàng. Trong khi ngân hàng tập trung nguồn lực vào nghiệp vụ quản lý dòng tiền và tài khoản của nhà bán, các Fintech với lợi thế về công nghệ sẽ là đơn vị lắng nghe và đáp ứng được những đòi hỏi tỉ mỉ của khách hàng doanh nghiệp nhờ tính nhanh nhạy, linh hoạt.

Sự song hành của Fintech và ngân hàng giúp chuyên môn hóa dịch vụ, tận dụng triệt để nguồn lực nhân sự, kỹ thuật và hạn chế việc cạnh tranh trực tiếp với nhau.

4. Tiêu dùng 2023: Dè dặt nửa đầu năm nhưng dần hồi phục vào cuối năm

Theo Tổng cục Thống kê, nền kinh tế tiếp tục có xu hướng phục hồi với mức tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước. Năm 2023, tăng trưởng kinh tế ước đạt 5,05% (quý I tăng 3,41%, quý II tăng 4,25%, quý III tăng 5,47%, quý IV tăng 6,72%).

Thanh toán không tiền mặt tăng trưởng mạnh.
Thanh toán không tiền mặt tăng trưởng mạnh.

Nửa cuối năm nay, lĩnh vực bán lẻ siêu thị, cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại ở 6 tháng cuối năm tăng 10% so với 6 tháng đầu năm. Riêng lĩnh vực du lịch và F&B, tăng trưởng 2 quý cuối năm đạt 20% so với nửa đầu năm.

Ở chiều ngược lại, trong quý IV vẫn có những lĩnh vực mà tiêu dùng của người dân kém khả quan, chẳng hạn trong mảng ICTs ghi nhận nhiều doanh nghiệp giảm từ 20-30% doanh thu. Ở mảng này, nhiều chuỗi ICTs cũng đã đóng cửa một số cửa hàng có kết quả kinh doanh kém.

Đọc thêm