Cài đặt ứng dụng vô tội vạ, thấy gì thì cài đó mà không hề để ý đến các điều khoản và quyền truy cập, nhiều người đã tự biến mình trở thành “máy rút tiền tự động” cho tin tặc.
Theo các báo cáo bảo mật được thống kê vào đầu năm 2015, hiện tại có đến hơn 22,7% các smartphone tại Việt Nam bị nhiễm mã độc. Trong đó chỉ tính riêng mã độc gửi tin nhắn đến đầu số dịch vụ nội dung có thu phí đã gây tổn thất hàng tỉ đồng mỗi ngày cho người dùng.
Một ứng dụng yêu cầu được quyền gửi một hoặc nhiều SMS, MMS. Ảnh: MH
Google Play (Android) có chính sách bảo mật kém và không kiểm soát chặt chẽ như trên App Store (iOS) nên số lượng phần mềm độc hại xuất hiện trên chợ ứng dụng này rất nhiều. Đơn cử có tới 147.835 gói cài đặt, 103.072 ứng dụng độc hại mới và hơn 1.572 trojan liên quan đến việc đánh cắp tài khoản
ngân hàng, tín dụng, visa của người dùng smartphone.
Dựa vào các số liệu này có thể thấy số lượng phần mềm độc hại chỉ trong mấy tháng đầu năm 2015 đã cao hơn 3,3 lần so với năm ngoái. Các mã độc tống tiền, mã hóa tập tin để đòi tiền chuộc (ransomware) trên di động tăng 65%, một con số rất đáng lo ngại.
Điểm đầu tiên để bạn có thể nhận dạng chính là các ứng dụng độc hại thường được đặt tên rất “khiêu gợi” như
video hot, clip hot, đánh bài online, game người lớn… để đánh vào tâm lý tò mò của người dùng.
Thường xuyên kiểm tra các dịch vụ chạy nền trong điện thoại. Ảnh: MH
Chị Thảo, kinh doanh mỹ phẩm tại quận Tân Phú, cho biết: “
Mình mới mua được cái smartphone mấy ngày, do không biết xài nên nhờ ngoài tiệm cài dùm mấy cái game để giải trí, tuy nhiên cứ thấy tiền trong tài khoản bị mất mà không rõ lý do. Khi gọi hỏi nhân viên tổng đài thì họ nói rằng điện thoại của mình hằng ngày cứ âm thầm gửi tin nhắn đến đầu số dịch vụ 87xx và phí cho một lần gửi là 15.000 đồng. Đành phải nhờ đứa cháu xóa hết rồi cài lại giúp". Trên đây chỉ là một trong số trường hợp bị trừ tiền oan bởi các ứng dụng độc hại trên di động, vẫn còn đó rất nhiều người dùng đang gặp phải tình trạng này mà không hề hay biết.
Xem thêm:
Quản lý tận răng các loại cước phí trên điện thoại - Dạo gần đây có khá nhiều người than phiền về tình trạng bị đóng cước điện thoại quá nhiều hay vừa nạp card điện thoại xong lại hết tiền.
Để tránh bị mất tiền oan, bạn hãy đọc kỹ các điều khoản mà chương trình đưa ra trước khi chấp nhận cài đặt, không tải các tập tin apk từ các trang web không rõ ràng. Nếu thấy một ứng dụng đọc báo, nghe nhạc hay trò chơi mà lại yêu cầu quyền gửi SMS hoặc MMS thì hãy cẩn thận.
Thêm vào đó, các ứng dụng độc hại, đánh cắp mật khẩu và nghe lén thường sẽ chạy ngầm và gửi dữ liệu liên tục về máy chủ (server) nên nó sẽ tự động kích hoạt 3G nếu không có Wi-Fi. Do đó, nếu thấy dữ liệu cứ liên tục được gửi/nhận, trong khi bạn không mở ứng dụng nào thì hãy kiểm tra lại các dịch vụ bằng cách vào Settings (Cài đặt) > Apps (Ứng dụng) > Services (Các dịch vụ đang hoạt động) và tắt đi các dịch vụ đáng ngờ.
Và cuối cùng là đừng quên cài đặt các phần mềm chống virus như Avast, Kaspersky, Dr. Safety cho smartphone để bảo vệ dữ liệu và tài khoản ngân hàng tốt hơn.
Xem thêm:
Để tránh mất tiền oan khi sử dụng điện thoại - Dạo gần đây có khá nhiều người than phiền về tình trạng bị đóng cước điện thoại quá nhiều hay vừa nạp card điện thoại xong lại hết tiền. Bên cạnh đó là các vấn đề về quản lý dữ liệu 3G hay cước phí của các dịch vụ giá trị gia tăng (VAS) cũng đang rất được quan tâm.