Thuật toán công nghệ ảnh hưởng đến đời sống ra sao?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(PLO)- Theo các diễn giả, thực ra mọi hành vi nghe nhìn của chúng ta đều đang trở thành tài nguyên cho các công ty công nghệ theo dõi và khai thác.

Ngày 22-4, Tạp chí Tia Sáng và OpenFactor Foundation đã tổ chức buổi nói chuyện Thuật toán đã thao túng chúng ta như thế nào?’.

Theo ban tổ chức, trong thời đại dữ liệu là một loại dầu mỏ mới thì các hoạt động online mang lại nguồn “tài nguyên vô tận” cho các big tech theo dõi từng đường đi nước bước, từng dòng thông tin chúng ta tự điền khi đăng ký tài khoản trên mạng cho đến những lần vô thức dừng lại xem từng dòng tin, những lần thả tim, từng cú nhấp chuột…

Các chuyên gia trả lời câu hỏi tại buổi trò chuyện. Ảnh: VT.

Các chuyên gia trả lời câu hỏi tại buổi trò chuyện. Ảnh: VT.

Anh Trần Hữu Nhân, kỹ sư về khoa học dữ liệu và học máy nêu ví dụ cụ thể về thang máy nơi anh đang sinh sống. Anh cho biết, trong thang máy có một màn hình quảng cáo, tuy nhiên khi quan sát kỹ, anh phát hiện ở đó có một camara ẩn.

Từ nhận định cá nhân, anh cho biết camara ẩn đó có vẻ như muốn thu thập thông tin hình ảnh của những người trong thang máy xem họ có nhìn vào màn hình đó không để đánh giá được hiệu quả quảng cáo. Tuy nhiên, theo anh việc sử dụng hình ảnh của người khác khi chưa được sự cho phép là một hành vi vi phạm.

Tại buổi nói chuyện, các chuyên gia cũng cho biết, khi thu thập được dữ liệu người dùng, các công ty công nghệ hoàn toàn vẽ được chân dung chi tiết của mỗi cá nhân: Thích nghe gì, xem gì, có cảm xúc như thế nào khi đọc từng loại tin tức, từ đó gợi ý cho chúng ta xem những nội dung tương tự luân phiên nhau, cả trên Facebook, Instagram, TikTok và Youtube.

Ở góc độ là kỹ sư về học máy, anh Đặng Văn Quân cho rằng, việc sử dụng dữ liệu cá nhân dẫn đến nguy cơ dễ bị nghiện và dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội, mua sắm không kiểm soát và dễ bị thay đổi theo chiều hướng xấu bởi những nội dung chưa được chọn lọc.

Anh Vũ Xuân Sơn, nghiên cứu viên cao cấp của chương trình WASP Media & Language tại Đại học Umeå (Thụy Điển) đưa ra đánh giá, thường công nghệ phát triển trước, luật pháp phát triển sau. Song anh cũng cho rằng, luật ra sau nhưng có thể cho phép hoặc không cho phép công nghệ đó phát triển hay không.

Đọc thêm