Dừng lại và suy nghĩ
Ví dụ, trong bức ảnh dưới đây, bạn có thể đặt ngay câu hỏi anh chàng kia đang đốt một lá cờ ngay trong phòng, vậy khói ở đâu?
Tìm các viền ảnh
Bạn hãy phóng to bức ảnh nghi ngờ và nhìn vào các viền của các vật thể. Nếu viền của chúng sắc nét hoặc xuất hiện răng cưa lởm chởm, vật thể đó có thể đã bị cắt-dán vào bức ảnh gốc.
Hình ảnh chất lượng kém
Độ phân giải thấp có thể giấu đi các dấu hiệu của một bức ảnh giả. Rất khó để thấy liệu các viền của các chi tiết thêm vào có hòa hợp với tổng thể bức ảnh không, bởi toàn bộ bức ảnh đó đã bị vỡ hạt - một dấu hiệu cảnh báo có gì đó sai sai.
Cảnh giác với ảnh có chủ đề nhạy cảm
Các nghiên cứu đã cho thấy rằng chúng ta có xu hướng chia sẻ các nội dung gây buồn bã hay giận dữ. Những kẻ làm ảnh giả biết điều đó và bởi họ muốn gây sốt, họ sẽ tìm cách photoshop những bức ảnh theo hướng khiến bạn ngay lập tức phát điên lên khi vừa xem qua. Nếu phát hiện những hình ảnh kỳ lạ khiến bạn nổi cáu, bạn nên nhìn kỹ hơn - một việc mà cơn giận đã ngăn chúng ta thực hiện ngay từ đầu.
Truy ngược hình ảnh bằng Google Images
Đầu tiên, bạn hãy truy cập vào https://images.google.com/, sau đó tải ảnh lên hoặc dán liên kết ảnh vào khung trống.
Đọc metadata
Các máy ảnh kỹ thuật số thường nhúng các dữ liệu vô hình bên trong tập tin hình ảnh. Dù bạn không thể thấy thông tin này trên ảnh nhưng một số trình biên tập ảnh hay các phần mềm trực tuyến miễn phí (như Flickr) có thể đọc được chúng.
Một công cụ khá hay để xem metadata của ảnh là metapicz.com. Bạn chỉ cần copy đường link của ảnh vào trang này và nhấn "Go", một trang mới sẽ hiện lên cung cấp toàn bộ metadata đã nhúng trong tập tin đó.