Hù dọa bằng “màn hình xanh chết chóc”
“Màn hình xanh chết chóc” là lỗi phổ biến thường gặp phải trên Windows, khiến hệ thống bị treo và phải khởi động lại. Một trong những cách trêu đùa thú vị cho ngày “cá tháng tư” đó là lừa cho nạn nhân tin rằng máy tính của mình bị gặp lỗi “màn hình xanh chết chóc”.
Để thực hiện điều này, bạn có thể download bộ screensaver với nội dung “màn hình xanh chết chóc” tại đây.
Đây là bộ screensaver được Microsoft phát triển như một trò đùa thú vị. Sau khi download, bạn giải nén và gửi file SysInternalsBluescreen.scr đến cho người mà mình muốn trêu đùa (hoặc gửi cả file nén đến cho nạn nhân). Sau khi nạn nhân kích hoạt file này, bộ screensaver sẽ tự động được kích hoạt, hiện ra giao diện của lỗi màn hình xanh. Sau đó giao diện này sẽ tiếp tục hiển thị màn hình khởi động lại của Windows.
Giao diện lỗi này sẽ tiếp tục lặp đi lặp lại, cho đến khi người dùng nhấn Esc để thoát khỏi giao diện screensaver.
Chắc hẳn “nạn nhân” sẽ có một phen “thót tin” khi bỗng nhiên thấy lỗi này xuất hiện trên máy tính của mình.
Vô hiệu hóa phím dài (phím cách, phím Space) trên bàn phím
Phím cách (hay còn gọi là phím dài, phím Space) là phím quan trọng và thường xuyên được sử dụng khi gõ văn bản. Trò đùa đơn giản và thú vị dưới đây sẽ giúp bạn vô hiệu hóa phím cách trên máy tính của nạn nhân.
Để làm điều này, download phần mềm miễn phí và nhỏ gọn tại đây.
Download và gửi file có được đến máy tính của “nạn nhân”, hoặc cũng có thể tự kích hoạt trước để trải nghiệm công dụng của phần mềm này. Theo đó, ngay khi kích hoạt phần mềm, bạn sẽ không nhận thấy điều khác biệt, chỉ khi bắt đầu gõ văn bản, mỗi khi nhấn phím cách, thay vì xuất hiện ký tự trống, lập tức sẽ được thay bằng chữ “SPACE”.
Để vô hiệu hóa trò đùa này, bạn có thể khởi động lại máy tính, hoặc chỉ việc mở Task Manager của Windows (kích chuột phải vào thanh taskbar của Windows, chọn Start Task Manager). Từ cửa sổ Task Manager chọn tab Processes, tìm và chọn tiến trình có tên “NoSpace.exe”, sau đó nhấn nút End Process.
Hù dọa bằng cách… rung lắc màn hình
Sẽ như thế nào, nếu đột nhiên màn hình máy tính trở nên chuyển động và rung lắc liên tục, khiến người dùng không còn điều khiển được? Chắc hẳn sẽ được một phen “hết hồn”.
ScreenBouncer là công cụ miễn phí, sẽ làm cho màn hình của người dùng di chuyển liên tục về 4 phía và không thể tiếp tục điều khiển máy tính. Điều này sẽ giúp bạn có một trò chơi khăm thú vị trong ngày “cá tháng tư”.
Sau khi download, giải nén và gửi file ScreenBouncerv22.exe đến cho “nạn nhân”. Sau khi kích hoạt file này, màn hình của Windows sẽ di chuyển liên tục về 4 phía và không cách nào dừng lại được.
Để ngừng màn hù dọa này, bạn chỉ việc di chuyển chuột về góc trên bên trái của màn hình, nhấn nút ‘Close Program’ ở hộp thoại hiện ra sau đó để kết thúc trò đùa.
Thông báo virus giả mạo trên máy tính “nạn nhân”
Nếu không chỉ muốn trêu đùa những người sử dụng chung máy tính mà bạn còn muốn khiến những người bạn của mình phải có một phen “thót tim”, hãy thử sử dụng Lappet.
Lappet là phần mềm nhỏ gọn và miễn phí, được xây dựng dưới dạng một virus giả mạo. Sau khi kích hoạt sẽ xuất hiện thông báo lỗi hệ thống và toàn bộ dữ liệu sẽ bị xóa sạch. Dĩ nhiên, đây chỉ là trò đùa và không gây thiệt hại nào về dữ liệu và hệ thống của người dùng.
Sau khi download và giải nén, bạn kích hoạt file LAPEET.exe. Một thông báo virus sẽ xuất hiện. Lúc này, người dùng không thể làm gì khác ngoài nhấn vào nút OK trên thông báo lỗi.
Sau khi nhấn vào nút OK, một hộp thoại hiện ra cho thấy quá trình… xóa dữ liệu ổ cứng đang diễn ra. Người dùng cũng không thể làm gì khác ngoài việc chờ cho quá trình kết thúc.
Sau khi quá trình “xóa ổ cứng” kết thúc, thêm hàng loạt thông báo lỗi hiện ra, trước khi thông báo cuối cùng xuất hiện, cho biết rằng, đây thực chất là một trò đùa, và bạn chính là nạn nhân của trò đùa.
Lappet rất nhỏ gọn và không yêu cầu cài đặt, do vậy bạn có thể dễ dàng gửi nó cho bạn bè để có thể khiến cho họ có những phút “thót tim”.
Để thoát khỏi Lappet khi “trò đùa” đang diễn ra, bạn chỉ việc nhấn phím mũi tên lên trên bàn phím để kết thúc Lappet. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng Lappet, nếu xảy ra tình trạng không thể chuyển qua cửa sổ khác, bạn chỉ việc nhấn tổ hợp phím Alt-Tab trên bàn phím.
Lưu ý: những trò đùa kể trên có thể khiến các “nạn nhân”, đặc biệt với những ai không quá rành về máy tính cảm thấy lo so lắng. Do đó bạn nên cung cấp giải pháp để xử lý các vấn đề để trò đùa không đi quá xa.
Theo Phạm Thế Quang Huy (Dân Trí)