1. Lượng sử dụng thiết bị di động vượt mặt máy vi tính:
Thống kê của We are social cuối năm 2015 cho thấy khuynh hướng sử dụng các thiết bị di động, smartphone để cập nhật thông tin, tương tác xã hội đã lấn át thói quen dùng máy vi tính. Tính đến cuối năm 2015, thế giới có khoảng 3,76 tỉ người sử dụng điện thoại di động, trong đó số người sử dụng các thiết bị di động tham gia tương tác trên mạng xã hội là 2,062 tỉ người. Thống kê vào những tháng cuối năm 2015 từ Googgle và Neilsen cũng cho thấy lượng người tìm kiếm thông tin qua thiết bị di động là hơn 50%, dùng mạng xã hội là hơn 60% và dự báo sẽ tăng 10%-12% vào cuối năm 2016.
2. Tương tác trên mạng xã hội ngày càng riêng tư:
Sự gia tăng kết nối Internet, tương tác mạng xã hội trên các thiết bị di động gia tăng đồng nghĩa với nhu cầu đảm bảo riêng tư, bảo mật cho các thông tin được gửi đi qua tablet, điện thoại di động cũng được đặt lên hàng đầu. Thống kê của Trung tâm Nghiên cứu Pew chỉ ra 27% người sử dụng không hài lòng với Facebook vì người khác dễ dàng xem các thông tin mà họ đăng tải, 36% người dùng đang phập phồng với nỗi quan ngại lớn nhất là danh tính và hình ảnh của mình bị người khác chia sẻ mà không hỏi ý kiến. Vì vậy, các ứng dụng mạng xã hội, phần mềm tin nhắn đang tìm cách tạo ra những thuật toán tạo ra không gian chia sẻ riêng tư cho người dùng, điển hình như Snapchat hay ứng dụng Lief đến từ Hà Lan cũng giúp mọi người kết nối với 12 người quan trọng nhất.
3. Chuyển đổi tìm kiếm từ SEO sang tìm kiếm trên mạng xã hội:
Thói quen tìm kiếm thông tin đang có hướng dịch chuyển từ công cụ tìm kiếm trên Google, Bing… sang tìm kiếm trên mạng xã hội. Nguyên nhân là người dùng hiện muốn tìm kiếm các thông tin khách quan trên mạng xã hội hơn và họ cho rằng những thông tin này có sự trải nghiệm sản phẩm, phản hồi, bình luận từ nhiều người dùng nên sẽ đáng tin cậy hơn là những thông tin nặng về nội dung trên các website.
4. Facebook vẫn là “ông lớn” của mạng xã hội nhưng người dùng đang ngày càng già đi:
Hiện Facebook vẫn đang liên tục cập nhật nhiều tính năng để giữ chân người dùng và tìm kiếm thêm người dùng mới. Tuy nhiên, số người dùng Facebook đang ngày càng già đi, đây là một thực tế. Bởi thế những người dùng trẻ hiện đang có khuynh hướng tìm kiếm các mạng xã hội có ”tuổi đời” trẻ hơn như Snapchat, Instagram,… Vì vậy các nhà làm quảng cáo, tiếp thị đang mở rộng tiếp cận sang những sự lựa chọn mới này bên cạnh Google, Facebook, Twitter, YouTube... trong năm 2016.
5. Quảng cáo video clip lên ngôi:
Các video clip quảng cáo có lẽ không còn gì xa lạ và người dùng đã quen thuộc với những platform như Facebook, Bing, YouTube... Tuy nhiên năm 2016, người dùng sẽ nhìn thấy một cục diện mới trong lĩnh vực video clip quảng cáo khi Google bắt đầu nhảy vào thị trường này với dịch vụ quảng cáo video Google SERP. Đây là tín hiệu cho thấy người dùng chấp nhận video quảng cáo và khuynh hướng này tiếp tục bùng nổ.
6. Nở rộ các ứng dụng trên smartphone:
Có đến 89% người dùng tương tác trên các ứng dụng trong khi chỉ có 11% lướt web trên thiết bị di động. Đồng thời, trung bình thời gian người dùng trải nghiệm ứng dụng ở cả nam và nữ là 29-31 giờ/tuần, còn website chỉ 3 giờ 46 phút. Vì vậy, năm 2016 sẽ tiếp tục là một năm đầy tiềm năng để các nhà phát triển ứng dụng cho ra mắt các ứng dụng mới trong lĩnh vực mạng xã hội, chat, chăm sóc sức khỏe, du lịch, game...
7. Các thiết bị thực tế ảo sẽ trỗi dậy:
Dù dự kiến rằng còn phải mất vài năm nữa mới phát triển rầm rộ nhưng hàng chục các thiết bị thực tế ảo đang chuẩn ra mắt, trong đó phần lớn là các sản phẩm dùng cho video games. Cụ thể Oculus Rift sẽ tung ra thiết bị VR vào nửa đầu năm 2016 và dự kiến tiếp theo sẽ là hàng loại các sản phẩm thực tế ảo thâm nhập vào các các kênh video, kênh mạng xã hội và các phần mềm nhắn tin trực tiếp.