Các đại lý đầu cơ SIM số đẹp đang đối mặt với nguy cơ mất trắng nếu không kích hoạt SIM và đăng ký thông tin thuê bao theo Thông tư 04 của Bộ TT&TT.
Loi ngoi tìm cách... lách
Cuối năm 2011, đợt sóng đầu tiên giáng vào giới ôm SIM khi VNPT - đơn vị chủ quản của MobiFone và VinaPhone lên tiếng về việc thu hồi các SIM quá thời hạn nhưng chưa kích hoạt. Động thái này của nhà mạng được đánh giá cao, bởi lẽ sự lỏng lẻo trong công tác quản lý sim trả trước bấy lâu đã tạo điều kiện cho việc lãng phí kho số, cũng như khả năng thu hồi các số không sử dụng thấp, gây nên tình trạng cháy kho số.
Rúng động hoàn toàn trước thực tế này, giới buôn SIM cuống cuồng tìm cách lách, bởi nếu theo đúng quy định của VNPT thì các SIM sau khi bị thu hồi sẽ chỉ được mua lại theo giá... đổ đồng, và lẽ dĩ nhiên chẳng còn khái niệm SIM số đẹp giá vài trăm triệu đến cả tỷ.
Anh Tuấn Anh, dân buôn SIM gạo cội than thở: "Sao bao năm không ra luật luôn, bây giờ lại áp luôn vào thế này thì sao trở tay kịp. Nếu có cứu thì cũng chỉ cứu kịp những SIM nào cảm thấy có giá, cứu theo cảm tính thôi chứ cả kho cả nghìn SIM thì làm sao kích hoạt hết được để mà lách".
Giới dân buôn đứng trước thực tế là, một là phải kích hoạt tất cả kho kit SIM đẹp mình đang sở hữu để tránh bị thu hồi, hoặc nếu không phải nhanh tay...đẩy. Tuy nhiên, sự suy thoái của nền kinh tế khiến phương án thứ 2 trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, bởi nhu cầu mua SIM đẹp đã bão hoà.
Việt Hà, cũng thuộc hội buôn SIM Hà Nội thì cho biết: "Kho SIM được tính là đẹp, ‘giá chát’ của em khoảng hơn 300 SIM. Em phải đi ra tiệm cầm đồ, mua lại các chứng minh thư của sinh viên, lao động cầm cố, thậm chí là cả giấy phép lái xe, hộ chiếu để đem về làm thông tin đăng ký kích hoạt trước, chứ không thể khoanh tay ngồi nhìn mất trắng như vậy anh ạ".
Cách làm của Hà được nhiều dân buôn đánh giá là khá thông minh, nhưng nó cũng vướng phải vấn đề pháp lý bởi việc sử dụng thông tin giấy tờ tùy thân của người khác trái phép là hoàn toàn phạm luật.
Nhiều dân buôn khác thì phải tính cửa, ngồi tự lọc ra SIM đẹp theo từng cấp để rồi từ đó nhờ vả họ hàng, bạn bè thân quen đứng tên giúp. Chị Quốc Hương, dân SIM phố Nguyễn Thái Học thậm chí còn lập hẳn 1 bảng excel để lưu thông tin SIM số nào, nhờ ai đăng ký, số điện thoại khi cần liên hệ là bao nhiêu để quản lý vì theo chị, "lỡ đến lúc tìm không biết ai mà lần, có khi mất toi luôn".
Cuối năm 2011, đợt sóng đầu tiên giáng vào giới ôm SIM khi VNPT - đơn vị chủ quản của MobiFone và VinaPhone lên tiếng về việc thu hồi các SIM quá thời hạn nhưng chưa kích hoạt. Động thái này của nhà mạng được đánh giá cao, bởi lẽ sự lỏng lẻo trong công tác quản lý sim trả trước bấy lâu đã tạo điều kiện cho việc lãng phí kho số, cũng như khả năng thu hồi các số không sử dụng thấp, gây nên tình trạng cháy kho số.
Rúng động hoàn toàn trước thực tế này, giới buôn SIM cuống cuồng tìm cách lách, bởi nếu theo đúng quy định của VNPT thì các SIM sau khi bị thu hồi sẽ chỉ được mua lại theo giá... đổ đồng, và lẽ dĩ nhiên chẳng còn khái niệm SIM số đẹp giá vài trăm triệu đến cả tỷ.
Anh Tuấn Anh, dân buôn SIM gạo cội than thở: "Sao bao năm không ra luật luôn, bây giờ lại áp luôn vào thế này thì sao trở tay kịp. Nếu có cứu thì cũng chỉ cứu kịp những SIM nào cảm thấy có giá, cứu theo cảm tính thôi chứ cả kho cả nghìn SIM thì làm sao kích hoạt hết được để mà lách".
Giới dân buôn đứng trước thực tế là, một là phải kích hoạt tất cả kho kit SIM đẹp mình đang sở hữu để tránh bị thu hồi, hoặc nếu không phải nhanh tay...đẩy. Tuy nhiên, sự suy thoái của nền kinh tế khiến phương án thứ 2 trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, bởi nhu cầu mua SIM đẹp đã bão hoà.
Việt Hà, cũng thuộc hội buôn SIM Hà Nội thì cho biết: "Kho SIM được tính là đẹp, ‘giá chát’ của em khoảng hơn 300 SIM. Em phải đi ra tiệm cầm đồ, mua lại các chứng minh thư của sinh viên, lao động cầm cố, thậm chí là cả giấy phép lái xe, hộ chiếu để đem về làm thông tin đăng ký kích hoạt trước, chứ không thể khoanh tay ngồi nhìn mất trắng như vậy anh ạ".
Cách làm của Hà được nhiều dân buôn đánh giá là khá thông minh, nhưng nó cũng vướng phải vấn đề pháp lý bởi việc sử dụng thông tin giấy tờ tùy thân của người khác trái phép là hoàn toàn phạm luật.
Nhiều dân buôn khác thì phải tính cửa, ngồi tự lọc ra SIM đẹp theo từng cấp để rồi từ đó nhờ vả họ hàng, bạn bè thân quen đứng tên giúp. Chị Quốc Hương, dân SIM phố Nguyễn Thái Học thậm chí còn lập hẳn 1 bảng excel để lưu thông tin SIM số nào, nhờ ai đăng ký, số điện thoại khi cần liên hệ là bao nhiêu để quản lý vì theo chị, "lỡ đến lúc tìm không biết ai mà lần, có khi mất toi luôn".
Các hình thức dùng thông tin cá nhân của người quen để đăng ký thông tin chủ thuê bao nhằm "lách luật" đều không khả thi với số lượng SIM lớn, còn nếu khai man, khi đối chiếu với cơ sở dữ liệu CMTND từ phía Bộ Công an sẽ bị phát hiện và hủy SIM ngay lập tức.
Hết SIM rác, hết... đục lỗ SIM đẹp
Ngày 1/6 tới đây, Thông tư 04 về quản lý thuê bao trả trước của Bộ TT&TT sẽ chính thức được thi hành triệt để với sự giám sát của nhiều bên, trong đó có cả Bộ Công an. Với chỉ đạo cấm bán SIM trả trước kích hoạt sẵn, xem ra nỗ lực lách luật giữ SIM đẹp của giới dân buôn càng bi đát hơn.
Trên tinh thần của thông tư mới này, kết hợp với những siết chặt về thu hồi SIM của nhà mạng như đã nêu ở trên, nhìn chung từ nay giới buôn sim rất khó để có thể bán SIM "rác" và ‘đục lỗ’ SIM đẹp như trước.
Anh Toàn "mập", một dân buôn SIM rành luật cho biết: "Trước đây thì cứ ôm cả dải rồi sau đó đục lỗ các SIM đẹp láy, lặp, tam quý, tứ quý để bán đi thu lãi, dãy số 'xấu' dôi dư ra thì bán theo dạng SIM rác để hoàn vốn. Bây giờ nếu không được kích hoạt trước SIM đẹp để giữ số thì nhập cả dải SIM rác về cũng chẳng làm gì, hơn nữa mỗi đại lý chỉ được đăng ký giữ tối đa 100 SIM/mạng tại một thời điểm. Dân buôn nào cố bám trụ thì chỉ có nhập in ít, bán túc tắc thôi, không găm hàng được nữa đâu".
Anh Hữu Minh, dân chơi SIM nghiệp dư thì vốn đang hí hửng khi mớ SIM EVNTelecom anh đang giữ bỗng dưng lên giá khi sáp nhập vào Viettel, thì giờ lại phải đối mặt với việc khả năng lượng SIM của anh vượt quá tiêu chuẩn quy định về sở hữu.
Nằm trong Thông tư 04 của Bộ TT&TT, mỗi cá nhân chỉ được phép giữ/đăng ký tối đa 3 SIM/nhà mạng. Do đó, trường hợp anh Minh đang dùng tới 1 số Viettel và 4 số của EVNTelecom đương nhiên sẽ phải bỏ bớt 2 hoặc phải chuyển tên người sử dụng.
Với việc thời gian áp dụng Thông tư chỉ còn tính bằng ngày, giới buôn SIM bắt buộc phải đưa ra lựa chọn dứt khoát bởi khả năng găm hàng, giữ SIM, làm giá là hoàn toàn vô hiệu.
Trong một thực tế khác, một đại diện nhà mạng cho biết rất muốn Bộ TT&TT nâng hạn mức giữ SIM mỗi cá nhân lên thành 5 SIM thay vì 3 như hiện tại, nhưng giải pháp này không nhận được sự đồng thuận.
Theo anh Tuấn Anh, dân buôn SIM chia sẻ: "Khả năng thời gian tới sẽ có một cơn 'co giật' của thị trường SIM số đẹp, đưa các mức giá về sát với thực tế để người có nhu cầu có thể tiếp cận. Động thái này của giới dân buôn là nhằm xả hàng, cắt lỗ trước khả năng mất trắng kho SIM đẹp mình đang nắm giữ".
Rõ ràng, việc quản lý chặt, minh bạch thị trường SIM số sẽ tạo đà cho một nền viễn thông di động phát triển bền vững. Trong một tương lai gần, những chỉ đạo này của cơ quan chủ quản chắc chắn sẽ góp phần hạn chế những tiêu cực do SIM "vô chủ" gây ra (lừa đảo, spam) hay thậm chí giúp nhà mạng đỡ "kêu gào" về việc cháy kho số 10 số.
Ngày 1/6 tới đây, Thông tư 04 về quản lý thuê bao trả trước của Bộ TT&TT sẽ chính thức được thi hành triệt để với sự giám sát của nhiều bên, trong đó có cả Bộ Công an. Với chỉ đạo cấm bán SIM trả trước kích hoạt sẵn, xem ra nỗ lực lách luật giữ SIM đẹp của giới dân buôn càng bi đát hơn.
Trên tinh thần của thông tư mới này, kết hợp với những siết chặt về thu hồi SIM của nhà mạng như đã nêu ở trên, nhìn chung từ nay giới buôn sim rất khó để có thể bán SIM "rác" và ‘đục lỗ’ SIM đẹp như trước.
Anh Toàn "mập", một dân buôn SIM rành luật cho biết: "Trước đây thì cứ ôm cả dải rồi sau đó đục lỗ các SIM đẹp láy, lặp, tam quý, tứ quý để bán đi thu lãi, dãy số 'xấu' dôi dư ra thì bán theo dạng SIM rác để hoàn vốn. Bây giờ nếu không được kích hoạt trước SIM đẹp để giữ số thì nhập cả dải SIM rác về cũng chẳng làm gì, hơn nữa mỗi đại lý chỉ được đăng ký giữ tối đa 100 SIM/mạng tại một thời điểm. Dân buôn nào cố bám trụ thì chỉ có nhập in ít, bán túc tắc thôi, không găm hàng được nữa đâu".
Anh Hữu Minh, dân chơi SIM nghiệp dư thì vốn đang hí hửng khi mớ SIM EVNTelecom anh đang giữ bỗng dưng lên giá khi sáp nhập vào Viettel, thì giờ lại phải đối mặt với việc khả năng lượng SIM của anh vượt quá tiêu chuẩn quy định về sở hữu.
Nằm trong Thông tư 04 của Bộ TT&TT, mỗi cá nhân chỉ được phép giữ/đăng ký tối đa 3 SIM/nhà mạng. Do đó, trường hợp anh Minh đang dùng tới 1 số Viettel và 4 số của EVNTelecom đương nhiên sẽ phải bỏ bớt 2 hoặc phải chuyển tên người sử dụng.
Với việc thời gian áp dụng Thông tư chỉ còn tính bằng ngày, giới buôn SIM bắt buộc phải đưa ra lựa chọn dứt khoát bởi khả năng găm hàng, giữ SIM, làm giá là hoàn toàn vô hiệu.
Trong một thực tế khác, một đại diện nhà mạng cho biết rất muốn Bộ TT&TT nâng hạn mức giữ SIM mỗi cá nhân lên thành 5 SIM thay vì 3 như hiện tại, nhưng giải pháp này không nhận được sự đồng thuận.
Theo anh Tuấn Anh, dân buôn SIM chia sẻ: "Khả năng thời gian tới sẽ có một cơn 'co giật' của thị trường SIM số đẹp, đưa các mức giá về sát với thực tế để người có nhu cầu có thể tiếp cận. Động thái này của giới dân buôn là nhằm xả hàng, cắt lỗ trước khả năng mất trắng kho SIM đẹp mình đang nắm giữ".
Rõ ràng, việc quản lý chặt, minh bạch thị trường SIM số sẽ tạo đà cho một nền viễn thông di động phát triển bền vững. Trong một tương lai gần, những chỉ đạo này của cơ quan chủ quản chắc chắn sẽ góp phần hạn chế những tiêu cực do SIM "vô chủ" gây ra (lừa đảo, spam) hay thậm chí giúp nhà mạng đỡ "kêu gào" về việc cháy kho số 10 số.
Theo Vương Long (VNN)