Giải pháp đột phá trong cuộc chiến chống lừa đảo qua điện thoại

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Nam

(PLO)- Hệ thống phòng ngừa chống lừa đảo qua điện thoại ở Ấn Độ đã được đưa vào hoạt động và chỉ trong vòng 24 giờ đã chặn khoảng 135 triệu cuộc gọi giả mạo.

Theo bộ phận viễn thông Ấn Độ, mới đây tần suất các cuộc gọi giả mạo mà thuê bao nhận được đã giảm đáng kể từ khi họ triển khai hệ thống phòng ngừa chống lừa đảo qua điện thoại.

Giải pháp đột phá của Ấn Độ trong cuộc chiến chống lừa đảo qua điện thoại.jpg
Hệ thống phòng ngừa chống lừa đảo qua điện thoại ở Ấn Độ đã được đưa vào hoạt động và chỉ trong vòng 24 giờ đã chặn khoảng 135 triệu cuộc gọi giả mạo. Ảnh: Unsplash/NordWood Themes.

Hiện nay, tội phạm mạng đã lợi dụng công nghệ viễn thông để phát triển mạnh bằng cách thực hiện các cuộc gọi giả mạo quốc tế. Những cuộc gọi này nhìn có vẻ như bắt nguồn từ Ấn Độ nhưng thực chất nó được thực hiện từ nước ngoài bằng cách thay đổi nhận dạng số gọi đến (Caller Line Identification) (CLI) hoặc thường được gọi là số điện thoại.

Những cuộc gọi giả mạo này đã được sử dụng cho các vụ lừa đảo tài chính, mạo danh chính quyền và gây ra sự hoảng loạn. Ngoài ra còn có các trường hợp tội phạm mạng đe dọa ngắt kết nối số điện thoại di động, giả danh các cơ quan chính quyền, dịch vụ chuyển phát nhanh, mạo danh viên chức cảnh sát, bắt giữ trong đường dây mại dâm cùng nhiều vụ việc khác.

Do đó, Bộ Truyền thông (DoT) và Dịch vụ Viễn thông (TSP) đã hợp tác và thiết kế một hệ thống phòng chống lừa đảo qua điện để xác định và chặn các cuộc gọi giả mạo quốc tế đến các thuê bao viễn thông Ấn Độ.

Tuy nhiên, hiện các công cụ kỹ thuật số và AI đang bị những kẻ lừa đảo, gian lận trực tuyến sử dụng sai mục đích một cách trắng trợn để lừa gạt công chúng nhẹ dạ cả tin. Có vô số trường hợp kẻ lừa đảo thúc giục nạn nhân nhấp vào liên kết độc hại hoặc sử dụng deepfake và sao chép giọng nói để lừa đảo.

Các mạng lưới lừa đảo ngày càng trở nên tinh vi nhờ sự hỗ trợ của AI khiến việc phát hiện lừa đảo trực tuyến trở nên khó khăn hơn và những kẻ lừa đảo có thể sao chép và bắt chước giọng nói của người khác ngay cả từ các đoạn âm thanh ngắn được lấy từ video mà người đó tải lên trực tuyến.

Những kẻ lừa đảo sau đó sử dụng giọng nói được sao chép bằng AI để đóng giả thành người thật và đòi tiền từ bạn bè, gia đình...

Đồng thời, những kẻ lừa đảo cũng sử dụng phương thức 'bắt giữ kỹ thuật số', trong đó chúng thực hiện các cuộc gọi thoại hoặc video, đóng giả là nhân viên thực thi pháp luật và đe dọa trực tuyến để giam giữ nạn nhân tại nhà nhằm tống tiền.

Việc lừa đảo qua điện thoại không chỉ gây thiệt hại về tài chính mà còn gây ra những hậu quả tâm lý nghiêm trọng cho nạn nhân. Để đối phó với tình hình này, bên cạnh việc triển khai các công nghệ mới, việc nâng cao nhận thức của cộng đồng là vô cùng quan trọng.

Mỗi người cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về các hình thức lừa đảo phổ biến, không cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ và luôn cảnh giác với những lời mời gọi hấp dẫn quá mức.

Do đó, việc áp dụng hệ thống phòng chống lừa đảo qua điện thoại là điều rất cần thiết và cấp bách hiện nay.

Theo NDTV

Đọc thêm