Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: Minh Tú/TTXVN)
Tham dự Hội thảo có Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân-Trưởng ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin; Bộ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông Nguyễn Bắc Son, các thành viên Ban chỉ đạo, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương; đại diện các Hiệp hội, doanh nghiệp, chuyên gia trong nước và quốc tế.
Phát biểu chỉ đạo, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị các đại biểu tập trung làm rõ sau một năm triển khai Đề án thì nhận thức về vấn đề này như thế nào, phương thức triển khai có hợp lý hay không, một số mô hình tốt tại một số trường và hướng triển khai sắp tới.
Theo Bộ Thông tin-Truyền thông, trong một năm qua, các hoạt động điều phối triển khai Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin-truyền thông” đã góp phần làm cho các địa phương, các Bộ, ngành xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ triển khai Đề án, từ đó chủ động trong việc xây dựng kế hoạch và giải pháp.
Đến nay, cả nước có 31 địa phương phê duyệt kế hoạch triển khai Đề án tại địa phương mình. Hoạt động thông tin tuyên truyền về Đề án được đẩy mạnh góp phần nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò của công nghệ thông tin-truyền thông, đồng thời quảng bá hình ảnh, thương hiệu công nghệ thông tin-truyền thông Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, từ đó tạo lòng tin và thu hút các tập đoàn lớn, công ty đa quốc gia đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin-truyền thông tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Trọng Ðường, Vụ trưởng Vụ công nghệ thông tin kiêm Chánh vãn phòng Ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin thừa nhận, vì những lý do khách quan và chủ quan nên việc tổ chức triển khai thực hiện Ðề án trong một nãm qua cũng gặp nhiều khó khăn. Cho tới thời điểm này, vẫn chưa có Ban điều phối để triển khai đề án, cùng với đó là thiếu cơ chế rõ ràng để điều phối, quản lý, thống nhất triển khai các nội dung của Ðề án…
Chương trình “Máy tính nối mạng tri thức” đã được Bộ Thông tin-Truyền thông hình thành với những nội dung chính: Tuyên truyền quảng bá; Hỗ trợ cung cấp máy tính, thiết bị và xây dựng phần mềm nguồn mở; Hỗ trợ đường truyền Internet; Xây dựng và vận hành Kho nội dung và dịch vụ công nghệ thông tin; Đào tạo và hỗ trợ sử dụng. Chương trình sẽ là giải pháp đột phá giúp thanh thiếu niên, trường học và cộng đồng nâng cao kiến thức, kỹ năng và năng lực sáng tạo.
Ông Nguyễn Thế Trung, Trưởng Nhóm tư vấn xây dựng Chương trình Máy tính nối mạng tri thức của Bộ Thông tin-Truyền thông cho rằng, Nhà nước cần phải đầu tư 9.000 tỷ đồng, trong đó 6.000 tỷ đồng hỗ trợ sản xuất máy tính và 2.000 tỷ đồng hỗ trợ đường truyền cho các đối tượng thụ hưởng. Phần vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong Chương trình Máy tính nối mạng tri thức sẽ là 11.000 tỷ đồng.
Bộ Thông tin-Truyền thông đã đề xuất cụ thể các mức hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng thụ hưởng Chương trình Máy tính nối mạng tri thức; theo đó, hỗ trợ giá máy tính cho các đối tượng thụ hưởng của chương trình với mức 500.000 đồng/máy, riêng các đối tượng ưu tiên được hỗ trợ 1.000.000 đồng/máy. Hỗ trợ chi phí kết nối Internet tốc độ cao cho đối tượng hưởng thụ với mức 250.000 đồng/máy, các đối tượng ưu tiên được hỗ trợ là 500.000 đồng/máy./.
Phát biểu chỉ đạo, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị các đại biểu tập trung làm rõ sau một năm triển khai Đề án thì nhận thức về vấn đề này như thế nào, phương thức triển khai có hợp lý hay không, một số mô hình tốt tại một số trường và hướng triển khai sắp tới.
Theo Bộ Thông tin-Truyền thông, trong một năm qua, các hoạt động điều phối triển khai Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin-truyền thông” đã góp phần làm cho các địa phương, các Bộ, ngành xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ triển khai Đề án, từ đó chủ động trong việc xây dựng kế hoạch và giải pháp.
Đến nay, cả nước có 31 địa phương phê duyệt kế hoạch triển khai Đề án tại địa phương mình. Hoạt động thông tin tuyên truyền về Đề án được đẩy mạnh góp phần nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò của công nghệ thông tin-truyền thông, đồng thời quảng bá hình ảnh, thương hiệu công nghệ thông tin-truyền thông Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, từ đó tạo lòng tin và thu hút các tập đoàn lớn, công ty đa quốc gia đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin-truyền thông tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Trọng Ðường, Vụ trưởng Vụ công nghệ thông tin kiêm Chánh vãn phòng Ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin thừa nhận, vì những lý do khách quan và chủ quan nên việc tổ chức triển khai thực hiện Ðề án trong một nãm qua cũng gặp nhiều khó khăn. Cho tới thời điểm này, vẫn chưa có Ban điều phối để triển khai đề án, cùng với đó là thiếu cơ chế rõ ràng để điều phối, quản lý, thống nhất triển khai các nội dung của Ðề án…
Chương trình “Máy tính nối mạng tri thức” đã được Bộ Thông tin-Truyền thông hình thành với những nội dung chính: Tuyên truyền quảng bá; Hỗ trợ cung cấp máy tính, thiết bị và xây dựng phần mềm nguồn mở; Hỗ trợ đường truyền Internet; Xây dựng và vận hành Kho nội dung và dịch vụ công nghệ thông tin; Đào tạo và hỗ trợ sử dụng. Chương trình sẽ là giải pháp đột phá giúp thanh thiếu niên, trường học và cộng đồng nâng cao kiến thức, kỹ năng và năng lực sáng tạo.
Ông Nguyễn Thế Trung, Trưởng Nhóm tư vấn xây dựng Chương trình Máy tính nối mạng tri thức của Bộ Thông tin-Truyền thông cho rằng, Nhà nước cần phải đầu tư 9.000 tỷ đồng, trong đó 6.000 tỷ đồng hỗ trợ sản xuất máy tính và 2.000 tỷ đồng hỗ trợ đường truyền cho các đối tượng thụ hưởng. Phần vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong Chương trình Máy tính nối mạng tri thức sẽ là 11.000 tỷ đồng.
Bộ Thông tin-Truyền thông đã đề xuất cụ thể các mức hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng thụ hưởng Chương trình Máy tính nối mạng tri thức; theo đó, hỗ trợ giá máy tính cho các đối tượng thụ hưởng của chương trình với mức 500.000 đồng/máy, riêng các đối tượng ưu tiên được hỗ trợ 1.000.000 đồng/máy. Hỗ trợ chi phí kết nối Internet tốc độ cao cho đối tượng hưởng thụ với mức 250.000 đồng/máy, các đối tượng ưu tiên được hỗ trợ là 500.000 đồng/máy./.
Theo Xuân Tùng (TTXVN/Vietnam+)