Điểm mặt những chiêu lừa trên Facebook mà ai cũng có thể... dính

Bài tổng hợp dưới đây, chúng tôi sẽ nói sơ lược lại những vấn nạn lừa đảo xuất hiện từ năm 2014 đến nay. Những chiêu lừa đảo thường đánh vào tâm lý người dùng, những người nhẹ dạ cả tin hoặc những người mới chơi Facebook và ít có cơ hội tìm hiểu về công nghệ thông tin…

Lừa đảo đánh vào lòng tham, người nhẹ dạ cả tin

Facebook là một mạng xã hội lớn nhất hiện này, nó cũng là nơi được mệnh danh là ổ virus, lừa đảo nhiều nhất ở Việt Nam chúng ta. Chính vì thế, việc tạo ra sức lan tỏa của một mẩu tin lừa đảo thật không quá khó khăn. Điển hình là các chiêu lừa đảo người dùng nổi tiếng nhất trên Facebook mà người dùng dường như đã được cảnh giác nhiều đó chính là kiểu lừa đảo kèm virus phát tán mà chúng tôi đã từng nói đến: “Virus “ông chú ở Viettel...  hoặc “Lừa đảo trúng thưởng xe máy Piaggio Liberty 125cc”.

 Virus "ông chú làm ở Viettel" được biến thể thành những nội dung khác nhau...

Hai kiểu lừa trên thường đánh vào lòng tham của người dùng, lợi dụng sức lan tỏa của MXH này. Điểm đáng chú ý đó chính là việc ngoài việc lừa đảo người dùng, nó còn kèm theo 1 đoạn mã độc nhầm tự post lên tường nhà bạn bè của người sử dụng nhầm lôi kéo và mạo danh người đăng. Thậm chí, các đối tượng lừa đảo còn cố gắng hack nick của người dùng để tự ý thay đổi tên của người dùng thành các kiểu như: “Thông báo Facebook, thông báo từ facebook, Facebook thông báo…” khi đó, hacker sẽ lợi dụng sự quen biết bạn bè của chính nick bị hack để gửi những tin nhắn “Lừa đảo trúng thưởng xe máy Piaggio Liberty 125cc” nhằm vào những người nhẹ dạ, cả tin và ít tìm hiểu về công nghệ để gửi những tin nhắn thông báo họ trúng thưởng từ facebook. Điểm tương đồng của 2 loại trên chính là chúng phát tán rộng rãi và đánh vào lòng tham và người nhẹ dạ cả tin trên Facebook.

 Một trang web lừa đảo người dùng thông qua tin nhắn sms trên Facebook

Virus tạo scandal và người thích xem “phim sex”

Đây là hai dạng virus sẽ khiến người dùng kích thích và sẽ click vào để xem qua nội dung. Điểm chung của hai loại này chính là khiến người dùng click vào link để xem, khi đó nó sẽ bắt người dùng thực hiện thao tác cài plugin vào trình duyệt hoặc đăng nhập vào một trang web mạo danh Facebook để xem tiếp…Điều đáng lo lắng đó chính là việc các thông tin trên máy tính của bạn hoặc mật khẩu và tên đăng nhập của bạn sẽ phải đối diện với nguy cơ bị đánh cắp khi người dùng thực hiện theo những thao tác trên.

 Virus Video sex như thế này sẽ kêu gọi người dùng cài thêm plugin để xem, đó chính là một mã độc mà người dùng không hề biết

Làm sao người dùng có thể nhận dạng được? Đơn giản đó chính là khi bạn click vào link trên, nếu trên trình duyệt xuất hiện một popup kêu người dùng cài đặt 1 plugin bổ trợ. Những người nhẹ dạ cài plugin sẽ lập tức bị nhiễm virus và lại trở thành một nguồn phát tán virus theo cấp số nhân đến nhiều người khác trong danh sách bạn bè. Virus có thể điều khiển được Facebook của nạn nhân rồi trục lợi bằng các quảng cáo rác, thu thập thông tin nạn nhân như email, điện thoại, hoặc mở cửa hậu (backdoor) cho các virus khác lây nhiễm vào máy. 

Còn với dạng virus tạo scandal thì sao? Đối với loại này, khi người dùng click vào nó sẽ dẫn người xem qua một trang web giả mạo hệt như khung đăng nhập Facebook. Qua đó, người dùng nếu như đăng nhập vào đó sẽ bị đánh cắp mật khẩu của Facebook mình dùng. Để cảnh giác, người dùng nên xem đường link trên thanh địa chỉ của trình duyệt có đúng là của Facebook.com hay không.

 Tạo những nội dung scandal và gây sock lên tường nhà người dùng

Ngoài ra, còn rất nhiều loại virus mà người dùng có thể bắt gặp như Virus giả mạo email Facebook, Các email được gửi đi giả mạo cảnh báo của Facebook, thông báo người nhận rằng mật khẩu cho các trang mạng xã hội của họ vừa bị thay đổi. Để tăng tính thuyết phục, tin tặc đã thêm vào email chi tiết gốc từ Facebook và một bản báo cáo ngắn gọn về hoạt động đáng ngờ và yêu cầu người dùng nên thiết lập lại mật khẩu.

Còn có những loại virus ăn theo trào lưu ứng dụng hot như Virus “Võ Tắc Thiên”,  người dùng nếu không để ý có thể sẽ đăng nhập tài khoản của mình vào trang web giả mạo và không chỉ mất tài khoản, họ còn bị biến thành nguồn phát tán tự động các lời mời chơi ứng dụng này đến bạn bè. Hoặc các hiểm họa từ các ứng dụng lừa đảo từ Facebook… Điểm chung của những loại này là đánh cắp thông tin người dùng và sử dụng bạn làm một nguồn phán virus này.

Người dùng cần nên phòng tránh click vào những link lạ hoặc những tin nhắn quảng cáo, trúng thưởng trên Facebook, hoặc cẩn thận hơn, bạn nên chụp lại hình ảnh đó để hỏi bạn bè của mình, những ai rành về CNTT để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra cho tài khoản của bạn. 

Trở về trang chủ

Đọc thêm