Facebook và Google có nghe lén bạn không?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(PLO)- Khi bạn vừa nói về một sản phẩm bất kỳ, ngay lập tức trên mạng xã hội xuất hiện các quảng cáo tương ứng. Vậy Facebook và Google có nghe lén bạn không?

Tại sao Facebook có thể hiển thị quảng cáo cụ thể ngay khi chúng ta vừa đề cập sản phẩm?

Chia sẻ với PhoneArena, chuyên gia an ninh mạng Jake Moore (ESET) cho biết: “Facebook, Instagram không được phép nghe lén người dùng. Tôi chưa bao giờ thấy bất kỳ bằng chứng khoa học, xác thực nào cho thấy họ đang nghe lén.”

Nếu điện thoại không nghe lén, vậy tại sao các nền tảng mạng xã hội có thể hiển thị quảng cáo cụ thể? Đây là vấn đề được rất nhiều người thắc mắc.

Cách hạn chế bị nghe lén trên Android

Cách hạn chế bị nghe lén trên Android

(PLO)- Mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát triển thành công một kiểu tấn công mới, khiến người dùng điện thoại Android có thể bị nghe lén ở nhiều mức độ khác nhau.
Facebook và Google có nghe lén không?
Facebook và Google có nghe lén không? Ảnh: Pexels

Về mặt kỹ thuật, điện thoại thực sự có khả năng nghe (nếu được cho phép), ví dụ như cách các trợ lý giọng nói hoạt động. Tuy nhiên, điện thoại không được phép chủ động lắng nghe mọi điều mà chúng ta nói. Nhưng ngay cả khi không có khả năng này, Facebook và Google vẫn biết được rất nhiều thông tin, ví dụ như tuổi tác, giới tính, tình trạng gia đình, địa điểm, nội dung chúng ta quan tâm…

Những gã khổng lồ công nghệ cũng có kỹ năng tạo kết nối giữa các điểm dữ liệu, sau đó lập hồ sơ riêng cho từng người và dựa theo đó mà phân phối quảng cáo nhắm mục tiêu.

Các nhà nghiên cứu cho biết mọi người nói hàng ngàn từ mỗi ngày và chắc chắn trong số đó có những từ khóa có thể liên kết với sản phẩm, dịch vụ hoặc doanh nghiệp mà chúng ta đang quan tâm. Nhưng vấn đề là mọi người không chú ý đến các mẩu quảng cáo không khớp với những gì họ đã nói, mà chỉ quan tâm đến những kết quả trùng khớp.

Do đó, đôi khi quảng cáo xuất hiện giống với những gì bạn vừa tìm kiếm, nói chuyện… chỉ là sự kết hợp dữ liệu trên nhiều nền tảng khác nhau. Cần lưu ý rằng Facebook, Google biết nhiều thứ về bạn hơn những gì bạn nghĩ, vì vậy, khi quảng cáo tương ứng xuất hiện thì điều đó cũng không có gì khó hiểu.

Jake Moore cho biết chắc chắn không phải ai cũng hài lòng với lời giải thích này, nhưng nó vẫn có khả năng xảy ra cho đến khi có bằng chứng chắc chắn về việc Facebook, Google đang nghe lén người dùng.

Làm gì khi lo lắng bị Facebook, Google nghe lén?

Trước khi cài đặt một ứng dụng, bạn nên kiểm tra kĩ các quyền hạn mà ứng dụng yêu cầu. Không có lý do gì để một ứng dụng trò chơi truy cập vào danh bạ, hoặc ứng dụng đèn pin yêu cầu quyền truy cập vị trí. Nếu cảm thấy bất thường, bạn hãy ngừng cài đặt và xóa chúng ngay lập tức.

Trong trường hợp của Facebook, bạn hãy kiểm tra ứng dụng có quyền truy cập micro hay không bằng cách vào Settings (cài đặt) - Apps (ứng dụng) - Facebook - Permissions (quyền) - Microphone (micro), sau đó thiết lập thành Don’t allow (không cho phép). Lưu ý tên và vị trí các tùy chọn thể thay đổi tùy vào thiết bị bạn đang sử dụng.

Thu hồi quyền truy cập micro của Facebook trên Android. Ảnh: MINH HOÀNG
Thu hồi quyền truy cập micro của Facebook trên Android. Ảnh: TIỂU MINH

Trên iPhone, iPad, người dùng chỉ cần vào Settings (cài đặt) - Facebook, sau đó vô hiệu hóa quyền truy cập micro.

Thu hồi quyền truy cập micro của ứng dụng Facebook trên iPhone. Ảnh: MINH HOÀNG
Thu hồi quyền truy cập micro của ứng dụng Facebook trên iPhone. Ảnh: TIỂU MINH

Bắt đầu từ phiên bản iOS 14.5, Apple đã giới thiệu tính năng App Tracking Transparency (ATT), buộc các nhà phát triển phải xin phép người dùng trước khi theo dõi hoặc truy cập một số tính năng nhất định.

Đọc thêm