Ngày càng có nhiều thiết bị thông minh ra đời để phục vụ cho nhu cầu của con người, đơn cử như camera chống trộm, cảnh báo cháy, báo khói, cảnh báo chuyển động,... Điều này đã khiến các thiết bị thông minh trở thành miếng mồi béo bở cho tin tặc.
Người dùng thường điều khiển các thiết bị trong gia đình bằng Internet thông qua giao diện website hoặc cơ sở hạ tầng đám mây. Bằng cách tấn công vào cơ sở hạ tầng đám mây và tải lên các bản sao lưu độc hại, tin tặc có thể chiếm quyền điều khiển hệ thống nhà thông minh của người dùng.
Pavel Cheremushkin, nhà nghiên cứu bảo mật tại Kaspersky ICS CERT cho biết: “Trên thực tế, một khi kẻ tấn công có quyền truy cập vào hệ thống điều khiển ngôi nhà, khó mà chúng chỉ dừng lại ở trò “trêu chọc” với đồng hồ báo thức".
Dù nhận thức về bảo mật IoT đang gia tăng, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết, đặc biệt là khi các thiết bị trong hệ thống nhà thông minh ngày càng được nhiều người sử dụng.
Để giữ an toàn cho thiết bị, bạn đọc nên:
- Xem xét các rủi ro bảo mật khi sử dụng hệ sinh thái nhà thông minh
- Trước khi mua thiết bị IoT, hãy cập nhật kỹ các tin tức về lỗ hổng bảo mật hiện có
- Cùng với những lỗi thường gặp trong các sản phẩm mới, thiết bị được ra mắt gần đây có thể có các vấn đề bảo mật chưa được phát hiện. Do đó, người dùng nên chọn mua sản phẩm đã từng được cập nhật phần mềm thay vì sản phẩm mới ra mắt trên thị trường
- Đảm bảo tất cả các thiết bị được cập nhật chương trình bảo mật mới nhất
- Sử dụng Kaspersky Security Cloud để bảo vệ tài khoản trực tuyến và mạng WiFi trong gia đình, đảm bảo mạng trong gia đình ở chế độ riêng tư: Phần mềm sẽ thông báo cho người dùng trong trường hợp có người lạ kết nối, bảo vệ các thiết bị IoT gia đình, tự động cảnh báo đe dọa an ninh và kịp thời đưa ra lời khuyên từ chuyên gia.