Hạn chế đầu tiên là những thiết bị siêu nhỏ như vậy thường rất khó sửa chữa, bởi nhà phát triển muốn thu gọn kích thước tổng thể thì họ cũng phải làm nhỏ lại các thành phần bên trong, các linh kiện thường được hàn dính vào bo mạch chủ nên việc thay thế là rất khó, hoặc nếu người dùng đồng ý thay thì chi phí sẽ bằng như mua thiết bị mới.
Rất nhiều sản phẩm có thiết kế nguyên khối và liền mạch, giúp tăng tính thẩm mỹ và thu hút người dùng, nhưng thực sự thì những điều này lại khiến cho sản phẩm trở nên khó sữa hơn khi gặp sự cố. Ngược lại, nếu nhà sản xuất biết đặt vài con ốc vít ở những vị trí kín đáo hơn thì việc sửa chữa sẽ đơn giản hơn rất nhiều.
Ưu điểm và khuyết điểm
Ngoài việc sửa chữa khó khăn, thì những sản phẩm siêu nhỏ thường có không gian rất hạn hẹp nên dễ có nguy cơ bị quá nhiệt, sức mạnh phần cứng cũng bị hạn chế, nguy cơ hư hại tăng cao do sự xâm nhập của bụi và các chất gây ô nhiễm khác.
Lợi thế của những thiết bị siêu nhỏ là chiếm ít không gian, gọn nhẹ và dễ mang theo ở bất cứ đâu, nhưng như vậy thì bạn nên sử dụng smartphone sẽ có lợi hơn rất nhiều, vì nó có kích thước tương tự và sức mạnh xử lí đôi khi còn mạnh hơn.
Nhìn chung, nếu không quá quan trọng về tính di động thì bạn hãy sử dụng các thiết bị siêu nhỏ, ngược lại nếu muốn tận dụng sức mạnh phần cứng thì nên đầu tư vào một hệ thống máy bàn mạnh mẽ có màn hình 27-inch để làm việc thay vì một chiếc máy tính bảng 17-inch hoặc một NUC.