Việt Nam dẫn đầu về số lượng người dùng cài đặt ứng dụng di động

Cụ thể, báo cáo đưa ra các số liệu dẫn chứng về tốc độ phát triển nhanh chóng của thị trường này, khi ngày càng có nhiều người tại APAC sử dụng ứng dụng di động để quản lý công việc và giải trí.

Số lượt cài đặt ứng dụng di động tại APAC trong năm 2020 đạt mức tăng 31% trên tất cả ngành so với cùng kỳ năm trước và đang tiếp tục tăng trưởng ổn định trong năm 2021 ở mức 4%.

cai-dat-ung-dung

Số phiên truy cập cũng có bước nhảy vọt vào năm 2020 khi tăng 54% so với cùng kỳ năm trước, phần lớn là do người dùng sử dụng di động nhiều hơn trong các đợt phong tỏa. Vì vậy, nếu so với 2020 thì tốc độ tăng trưởng của số phiên truy cập tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa thật sự ấn tượng:   

“Mặc dù tổng số phiên truy cập ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương chỉ tăng 1% trong 6 tháng đầu năm 2021, nhưng tỷ lệ này đang dần lấy lại đà tăng và đã gần chạm đỉnh quý 1 năm 2020,” theo bà April Tayson - Phó Chủ tịch Adjust khu vực INSEA. “Điều này cho thấy các ứng dụng vẫn làm tốt trong việc giữ chân người dùng từ các đợt phong tỏa và tiếp tục thu hút thêm người dùng mới”.

Dựa trên số liệu mà Adjust thu thập được từ 910 ứng dụng hàng đầu tại châu Á - Thái Bình Dương, cụ thể là từ Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam, kết quả phân tích cho thấy:

Tính đến nửa đầu năm 2021, Singapore và Việt Nam có mức tăng trưởng số lượt cài đặt ấn tượng lần lượt là 49% và 43%, so với mức 2% và 27% vào năm 2020.

Việt Nam là quốc gia duy nhất có số phiên truy cập giảm vào năm 2020 (9%)cũng đang đạt mức tăng trưởng 12% vào năm 2021.

Ngoài ra, báo cáo còn phân tích tốc độ tăng trưởng ở ba phân khúc ứng dụng: game (hypercasual và non-hypercasual), fintech và thương mại điện tử ở châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2020 và đà tăng trưởng của nhóm này trong năm 2021. 

Game hypercasual đạt tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trong số tất cả các phân khúc, với số lượt cài đặt tăng 66% vào năm 2020 và 49% vào năm 2021. Fintech chiếm vị trí thứ hai (36% và 18%), tiếp theo là thương mại điện tử (27% và 8%) và game non-hypercasual (23% và 4%).

tang-truong-cac-nganh

Việt Nam là thị trường dẫn đầu trong năm 2020, với số lượt cài đặt tăng 37%, theo sau là Indonesia (34%) và Ấn Độ (33%).

 Fintech tại châu Á - Thái Bình Dương cũng chứng kiến bước phát triển mạnh mẽ vào năm 2020, khi người dùng ngày càng ưa chuộng các ứng dụng ngân hàng và thanh toán, đà tăng này tiếp tục rõ nét trong năm 2021. 

Thái Lan và Việt Nam đang thống trị về số lượt cài đặt ứng dụng fintech, với mức tăng tương ứng là 100% và 97%, tiếp theo là Singapore với 72%.

Đọc thêm