1) Sạc pin bằng nước tiểu
Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Bristol của Anh và phòng thí nghiệm Robotics Bristol hiện tại đang nghiên cứu cách chuyển đổi nước tiểu thành năng lượng.
Nghiên cứu này dựa hoàn toàn vào các tế bào nhiên liệu của vi khuẩn (MFCs) để tạo ra điện khi nước tiểu chảy qua. Nghĩa là khi vi khuẩn gặp nước tiểu, nó sẽ tiêu thụ chúng như một phần của quá trình trao đổi chất, sau đó giải phóng các electron và được thu lại bằng các điện cực rồi chuyển đến các mạch để tạo ra điện. Một khi dự án này được chấp thuận, nó sẽ trở thành một giải pháp sạc pin hữu ích trong những trường hợp khẩn cấp.
2) Sử dụng gió để sạc pin cho điện thoại
Gió là một nguồn năng lượng tuyệt vời để tạo ra điện. Tjeerd Veenhoven – một anh chàng đến từ Hà Lan đã chế tạo ra IFAN bằng các thiết bị khá đơn giản bên trong PC, sau đó thiết kế lại để nó có thể sạc cho iPhone trong vòng 5 giờ. Điều kiện tiên quyết là cần phải có gió, bởi khi di chuyển xe, gió sẽ vào trực tiếp và làm quay quạt, sau đó biến đổi thành điện năng để sạc pin cho smartphone.
3) Sạc pin bằng thức uống có ga
Một nhà thiết kế người Trung Quốc đã đưa ra ý tưởng to lớn để sạc điện thoại di động (sử dụng pin sinh học) với thức uống có ga. Người sử dụng chỉ cần đổ nước ngọt vào trong một ống nhỏ có các tế bào đặc biệt, sau đó nó sẽ dựa vào soda, đường và cacbon để tạo ra điện tích và sạc cho điện thoại.
4) Sạc pin bằng cách nấu ăn
Một công ty của Nhật Bản đã tạo ra bộ sạc có thể sử dụng nhiệt độ và chuyển hóa thành năng lượng. Pan Charger được tạo thành từ các vật liệu như gốm và nhiều thứ khác, trong thực tế, người ta ước tính rằng một iPhone có thể được sạc đầy trong vòng 5 giờ nếu sử dụng thiết bị này.
5) La hét để sạc pin
Một thiết bị nguyên mẫu cần ít nhất 100 decibel, tương đương với tiếng ồn của các phương tiện tham gia giao thông hoặc một máy bay phản lực trên không - để tạo ra 50 mV điện. Với một mức năng lượng nhỏ như vậy thì không thể nào sạc đầy pin điện thoại được, bởi một viên pin cần cơ bản là từ 5 – 10 volt.
Tuy nhiên, các nhà khoa học Hàn Quốc đã đặt hai điện cực được nối với nhau bằng sợi nano oxit kẽm, và khi một người hét lên thì những rung động âm thanh đó sẽ được hấp thụ bởi các sợi nano và tạo ra năng lượng. Trong thực tế, những tạp âm khác như tiếng ồn giao thông cũng có thể được sử dụng để làm việc này.