Hoạt động này giải phóng một loại hoocmon có tác dụng tương tự như khi dùng thuốc phiện quá liều. Nó cũng làm giảm IQ vì những người làm nhiều việc cùng lúc, ví dụ như vừa kiểm tra Facebook trên điện thoại vừa xem tivi, là đang luyện tập cho bộ não của mình mất tính tổ chức.
Theo các nhà khoa học tại trường Đại học Copenhagen, khi bạn tập trung vào 1 công việc một lúc và thu nhận thông tin đúng cách, nó được trữ trong phần não gọi là hippocampus – “thư viện của não bộ” nơi thông tin được tổ chức, phân nhóm để dễ dàng “truy cập” lại.
Tuy nhiên, khi bạn dùng qua lại các tiện ích, thông tin sẽ được đưa tới phần khác của não là thể vân striatum. Đây là phần não liên quan đến dự toán các hoạt động và động lực chứ không phải để lưu trữ thông tin, nên những thông tin bạn thu nhận được lúc này rất khó để gợi nhớ lại sau đó.
Việc truyền thông tin thường xuyên sẽ tạo thành một mô hình, thiết lập lại não bộ lưu trữ thông tin vào nơi sai khác.
Điều này ngược lại với tác động thường thấy ở các tài xế taxi, người phát triển não bộ của họ để đối phó với các bản đồ tuyến đường; và những nhạc công violin phát triển phần não điều khiển tay trái.
Những nhà khoa học cho biết, mỗi khi con người chuyển đổi giữa các thiết bị, họ giải phóng ra chất L-dopa, chất này sản xuất kích thích tố dopamine.
Nồng độ dopamine tăng cao đi đôi với việc lạm dụng chất gây nghiện. Và tác hại của việc dùng nhiều thiết bị cùng lúc với chức năng nhận thức có thể “còn tồi tệ hơn bị đông cứng” vì sử dụng cần sa.
“Sử dụng công nghệ hàng ngày trong đời sống gây tác hại đến não bộ, khiến chúng tự thiết lập lại chính nó và làm giảm IQ,” những nhà nghiên cứu nói. “Khi lạm dụng và lệ thuộc vào công nghệ, bộ não chúng ta sẽ trở thành một đống phế liệu.”
Nghiên cứu này là cảnh báo cho hàng triệu người thường xuyên ngồi trước tivi và lướt mạng xã hội, gửi email bằng điện thoại hoặc máy tính bảng.
Nghiên cứu đã hỏi những người sử dụng điện thoại, máy tính bảng khi xem tivi về lượng thông tin họ có thể nghĩ đến trong một lúc.
Hầu hết mọi người đều nói rằng sử dụng nhiều thiết bị cùng lúc khiến họ cảm thấy mình “năng động và hiệu quả”. Tuy nhiên, không quá nửa số người nhớ được những gì họ đã xem trên tivi.