Trong phim Brainstorm (1983), nhà nghiên cứu Michael Brace (do diễn viên Christopher Walken thủ vai) quay số kết nối một máy tính trung tâm (mainframe) ở nhà máy và điều khiển robot và phá hủy phòng thí nghiệm. Trong khi đó, vợ ông dùng một đường kết nối khác để thâm nhập và lập trình lại hệ thống bảo mật nhà máy để khóa bảo vệ ở bên trong.
Hacker David Lightman (Matthew Broderick) trong bộ phim nổi tiếng War Games (1983) dùng modem để mở cổng hậu vào mạng lưới quốc phòng và phát hiện siêu máy tính quân đội mà anh đang thâm nhập (vốn được lập trình để dự đoán khả năng nổ ra cuộc chiến tranh hạt nhân) đã nhầm lẫn giữa trò chơi và hiện thực và có thể làm nổ ra Thế chiến thứ III.
Trong phim Electric Dreams (1984), kỹ sư trẻ Miles (Lenny Von Dohlen) mua chiếc máy tính mà anh không biết rõ về nó. Một chuỗi các sự cố xảy ra, trong đó có việc đổ rượu lên phần cứng, khiến máy tính tự khởi động. Nó đạt được cảm xúc như con người và sử dụng modem để xóa thẻ tin dụng cũng như giành giật bạn gái với ông chủ Miles.
Nhân vật Chris Knight (Val Kilmer) thâm nhập vào mạng quốc phòng để ngăn chính phủ biến dự án laser của ông thành vũ khí hủy diệt trong bộ phim Real Genius (1985).
Khi cố tạo ra một bạn gái hoàn hảo từ búp bê Barbie và máy tính, Gary Wallace (Anthony Michael Hall) và Wyatt Donnelly (Ilan Mitchell-Smith)đã dễ dàng hack mạng máy tính của chính phủ để có thêm sức mạnh. Có vẻ tác giả kịch bản phim Weird Science (1985) không biết modem hoạt động như thế nào.
Trong phim Ferris Bueller’s Day Off (1986), học sinh Bueller (Matthew Broderick) có thể thâm nhập hệ thống trường học để sửa hồ sơ về số ngày vắng mặt của mình chỉ với một máy tính và một modem.
Còn phim The Net giữa thập niên 90 cho thấy một người bình thường như Angela Bennett (Sandra Bullock) cũng có thể thực hiện các kỹ thuật hack với PC nối mạng, chưa kể phím Escape có thể được dùng để thoát khỏi nguy hiểm online.
Modem là công cụ để các hệ thống liên lạc từ xa với nhau qua đường điện thoại. Vào thập niên 50 của thế kỷ trước, AT&T (Mỹ) phát triển modem máy tính thương mại đầu tiên với khả năng giao tiếp 110 bit/giây.
AT&T Bell 103 Data Phone (1962) với chuẩn 300 bit/giây.
Hayes 80-103A là modem đầu tiên được thiết kế cho máy tính cá nhân (PC).
In 1981, D.C. Hayes Associates giới thiệu Hayes Stack Smartmodem - modem thông minh đầu tiên với khả năng tự động quay số, trả lời...
Trong ảnh là Apple Modem 300, Commodore Vicmodem và Atari 830 - những modem dành cho các hộ gia đình với tốc độ cao nhất 1.200 bit/giây.
Trong thập niên 80, modem đã có đủ chủng loại, kích cỡ, màu sắc.
Giữa những năm 90, modem đạt tốc độ từ 28,8 Kb/giây đến 33,6 Kb/giây và chúng bắt đầu được tích hợp sẵn trong PC và laptop.
Cuối thập niên 90, tốc độ modem tăng lên 56 Kb/giây.
USB modem cho người có nhu cầu sử dụng kết nối dial-up.
Các modem hiện đại như kết nối ADSL, cáp... hiện nay.
Theo Châu An - Ảnh: PC World (VNE)