Hai công ty công nghệ có nhiều hứa hẹn nhất của châu Âu là Spotify của Thụy Điển và Zalando của Đức có tổng giá trị thị trường chỉ vào khoảng 42 tỉ USD. Trong khi đó, hai gã khổng lồ công nghệ Mỹ và Trung Quốc là Facebook và Alibaba có giá lần lượt là xấp xỉ đến 480 tỉ USD và 550 tỉ USD.
Nếu so sánh, nền kinh tế 17 nghìn tỉ USD của châu Âu lại sánh nganh với kích cỡ của nền kinh tế Mỹ và lớn hơn cả của Trung Quốc. Ngoài ra, châu Âu lại là nơi sản sinh rất nhiều nhà toán học, nhà khoa học máy tính và các nhà phát triển phần mềm hàng đầu thế giới.
Văn hóa ở Silicon Valley
Silicon Valley của Mỹ có được lợi thế một phần là do văn hóa của họ. Theo Maria Scott, CEO của TAINA Technology chia sẻ, sự cố vấn hỗ trợ và những lời khuyên từ những doanh nhân công nghệ lỗi lạc tại Silicon Valley quả là “một thứ tai nghe mắt thấy”.
Những cố vấn dày dạn kinh nghiệm có thể đem đến cho những người điều hành trẻ tuổi sự tự tin để có thể tiếp tục bước đi. Scott nhận xét rằng: “Bạn chỉ có thể có được điều này từ những người mà đã làm được điều đó nhiều lần rồi”.
Ở châu Âu, London và Paris cũng đã bắt đầu có nhiều nỗ lực để nuôi dưỡng một cộng đồng mạnh hơn. Scott cho rằng những chương trình kiểu này thực sự sẽ tạo ra một sự khác biệt, mặc dù sự thay đổi trong văn hóa sẽ phải mất nhiều thời gian.
Thiếu nguồn vốn
Một trong những lý do lớn nhất khiến cho châu Âu bị bỏ lại phía sau là do nguồn vốn. Những công ty công nghệ lớn nhất của Mỹ và châu Á mà được tạo ra từ năm 2000 trung bình đã kêu gọi được khoảng 7,3 tỉ USD, trong khi những công ty của châu Âu chỉ gây được khoảng 1,6 tỉ USD. Họ nhận định rằng: "Nếu không có sự gia tăng các vòng kêu gọi vốn lớn, châu Âu sẽ không bao giờ có thể đuổi kịp những đối thủ của Mỹ và châu Á".
Số vốn kêu gọi của các công ty công nghệ châu Âu khá thấp.
Tuy nhiên, tại châu Âu đã bắt đầu có các dấu hiệu tích cực. Chín công ty ở khu vực này đã kêu gọi được 200 triệu USD trở lên trong năm ngoái. Chỉ có hai công ty mà đã có thể kêu gọi được nhiều tiền đến vậy trong năm 2013 (một trong số đó là Spotify). Với sự lạc quan này, tin rằng châu Âu có nhiều ứng cử viên đầy hứa hẹn mà có thể đạt được mức giá trị từ 50 tỉ USD trở lên.
Chia sẻ rủi ro và thành quả
Công ty đầu tư mạo hiểm Index Ventures cho rằng một trong những "thành phần chính" của Thung lũng Silicon là nhân viên có quyền sở hữu thông qua các tùy chọn trợ cấp bằng cổ phiếu - thứ cho phép các startup nhỏ có thể thu hút các tài năng hàng đầu.
Criteo, một nền tảng quảng cáo được thành lập ở Paris đã hưởng ứng với nguyên lý chia sẻ thành quả. Họ đã ứng dụng mô hình trợ cấp bằng cổ phiếu và khi mà công ty gặt hái được thành công trên Nasdaq vào năm 2013, có ít nhất 50 nhân viên trở thành triệu phú.
Châu Âu có muốn có những gã khổng lồ công nghệ?
Facebook và Google đều đã trở thành những gã khổng lồ của ngành công nghiệp này, thậm chí có thể đã tạo được ra những thế độc quyền, tùy thuộc vào cách bạn định nghĩa độc quyền là gì. Họ đã lớn mạnh đến nỗi các chính phủ còn không biết phải điều chỉnh những công ty này như thế nào. Phía Liên minh châu Âu rất cảnh giác với những vấn đề kiểu này: Họ đã phải tăng cường các luật bảo vệ dữ liệu và nhiều quan chức đã tìm mọi cách để tấn công vào các đại gia công nghệ của Mỹ.
Liên minh châu Âu lo ngại nhiều vấn đề nếu các gã khổng lồ công nghệ phát triển ở khu vực này.
Một số quan chức ở Brussels sẽ muốn không có người khổng lồ công nghệ nào cả. Tuy nhiên, nếu sự phát triển của công nghệ là điều không tránh khỏi, những cơ quan giám sát của châu Âu vẫn sẽ muốn những người chơi chủ chốt là những công ty châu Âu.